IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Kỹ năng đặt câu hỏi
Trong giao tiếp câu hỏi có vị trí rất quan trọng. Có nhiều loại câu hỏi, tùy theo mục đích và tình huống giao tiếp mà chúng ta sử dụng các câu hỏi khác nhau cho phù hợp và đạt hiệu quả.
2.1. Dùng câu hỏi để thu thập thông tin
Khi dùng câu hỏi để thu thập thông tin cần lưu ý một số điểm sau:
- Khơi gợi hứng thú ở người đối thoại: tức là làm cho việc cung cấp thông tin trở thành niềm vui của họ. Người hỏi cần tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự và tỏ thái độ biết ơn người đối thoại về những gì họ đã cung cấp.
- Nên bắt đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời: là câu hỏi mà người trả lời có sẵn thông tin, là câu hỏi không đụng chạm đến vấn đề tế nhị, khó nói.
- Các loại câu hỏi:
+ Câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp + Câu hỏi gợi mở
+ Câu hỏi đóng + Câu hỏi mở
+ Câu hỏi chuyển tiếp + Câu hỏi tóm lược ý
2.2 Dùng câu hỏi với mục đích khác
- Dùng câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc (câu hỏi tiếp xúc): được dùng khi mới bắt đầu cuộc gặp gỡ, thường đi kèm với lời chào để tạo không khí thoải mái, cởi mở, tin tưởng lẫn nhau cho cuộc tiếp xúc.
- Dùng câu hỏi để đưa ra một đề nghị: Trong trường hợp này câu hỏi thực chất là là một đề xuất, một ý kiến nhằm thăm dò cách thoát ra một tình huống bế tắc nào đó. - Dùng câu hỏi để giảm tốc độ nói của người khác
- Dùng câu hỏi để kết thúc vấn đề