Những thách thức qui mô lớn cần quan tâm 1 Sự gia tăng dân số

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 149 - 150)

- Giao thông: hệ thống giao thông đường bộ bị ngập nước hoặc bị xói lở đất làm cho việc di chuyển, đi lại rất khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ

11.3. Những thách thức qui mô lớn cần quan tâm 1 Sự gia tăng dân số

11.3.1. Sự gia tăng dân số

Theo dự báo của Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh Lâm Đồng, tốc độ tăng dân số bình quân từ nay đến năm 2015 là 1,73 % cả về cơ học và tự nhiên, đạt con số 1.388.000 người.

Dân số tăng làm tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ, tăng nhu cầu việc làm và sinh sống, gây sức ép trực tiếp đến tài nguyên và là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Với di dân tự do, trong điều kiện cuộc sống tạm bợ, kém vệ sinh các bệnh về đường nước và đặc biệt là các tệ nạn xã hội ở khu khai khoáng diễn ra vô cùng phức tạp.

Dân số tăng nhanh đã biến đổi đất đai thành đất nông nghiệp cũng tăng nhanh. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2006- 2009 diện tích đất không có rừng tăng thêm 508,3ha, chiếm 25% diện tích rừng bị mất và phần lớn biến thành đất nông nghiệp, diện tích đất canh tác trên mỗi lao động sẽ giảm dần. Tăng cường canh tác bằng cách tăng chu kỳ sử dụng đất, các vùng lương thực Đức Trọng, Đạ Tẻh trước đây sản xuất lúa một vụ nay chuyển sang sản xuất lúa hai vụ, ba vụ ... không có thời gian cho đất nghỉ tái phục hồi khả năng tự nhiên vốn có.

Sự phân bố dân cư mất cân đối giữa nông thôn và thành thị, hiện nay có 62,1 % dân sống ở nông thôn song tình hình này sẽ ngược lại trong quá trình đô thị hoá, mặc dù chưa có công trình điều tra nghiên cứu song đây là một thực tế đang diễn ra khắp nơi, đây cũng là một loại sức căng đối với môi trường: cần phải có nhiều nhà ở hơn, các tiện nghi cho cuộc sống hơn; sự phân hoá giàu nghèo, trong đó tỷ lệ người nghèo ở nông thôn cao- đông con, họ cần nhiều đất hơn để sản xuất, không đủ điều kiện giáo dục và chăm lo sức

khoẻ cho con cái.... Qua điều tra điểm cho thấy thực trạng thu nhập và đời sống của dân Lâm Đồng như sau: Số hộ có mức thu nhập loại A (giàu) chiếm 44%; số hộ có mức thu nhập loại B (trung bình) chiếm 32%; số hộ có mức thu nhập loại C (nghèo) chiếm 24%. Tỉ lệ các hộ giàu nghèo ở mỗi tầng lớp dân cư cũng rất khác nhau. Đối với tầng lớp thợ thủ công và tư thương thì số hộ giàu chiếm đến 60%, số hộ nghèo chỉ chiếm dưới 10%, còn trong nông thôn số hộ nghèo chiếm đến 35%.

Bảng 11.3. Phân loại giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư (Đơn vị %)

Tổng số Loại hộ

A (giàu) B (trung bình) C (nghèo)

Chung toàn tỉnh 100 44 32 24

Hộ nông dân 100 35 30 35

Thợ thủ công 100 61 26 13

Tư thương 100 59 34 7

Công nhân viên chức 100 32 39 29

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w