Dự báo tốc độ phát triển ngành giao thông vận tải trong tương la

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 39 - 40)

- Khu vực công nghiệpxây dựng 7,1 3,2 5,2 4,2 4,8 3,

2.6.2.Dự báo tốc độ phát triển ngành giao thông vận tải trong tương la

g. Công nghiệp cơ khí

2.6.2.Dự báo tốc độ phát triển ngành giao thông vận tải trong tương la

2.6.2.1. Phương hướng chung

Phát triển hạ tầng giao thông nhằm tạo bước đột phá để phát triển KT- XH, đẩy nhanh tiến độ CNH –HĐH đồng thời giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Tạo mạng lưới giao thông đồng bộ, từng bước hiện đại hoá, trong đó lấy các tuyến Quốc lộ 20, 27, 28, 55, đường Trường Sơn Đông, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, các tuyến đường tỉnh, đặc biệt đường tỉnh ĐT 723 trở thành các tuyến đường giao thông đối ngoại quan trọng cho toàn vùng.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 có 75% đường nông thôn được thảm bê tông hoặc láng nhựa, tất cả cầu cống được xây dựng kiên cố.

2.6.2.2. Phát triển đường bộ

Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt thành 1 nhánh của mạng lưới đường bộ các nước Tiểu Vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với chiều dài 208,2 km, quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, cấp 100, 120 đối với địa hình đồng bằng, cấp 80 đoạn qua vùng núi có địa hình khó khăn.

Xây dựng đường Trường Sơn Đông đoạn đi qua tỉnh Lâm Đồng có chiều dài khoảng 59,720km (từ km 625 - km 682 + 720.26). Bên cạnh đó thường xuyên nâng cấp cải tạo quốc lộ 20, quốc lộ 27 quốc lộ 28, quốc lộ 55 là các trục chính nối với các tỉnh lân cận. Các tuyến đường nội tỉnh 721, 722, 723, 724, 725 đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi.

2.6.2.3. Đường sắt

Phát triển đường sắt đô thị có sức vận chuyển trung bình từ trung tâm thành phố đến các khu, điểm du lịch.

2.6.2.4. Đường hàng không

Theo quy hoạch tổng thể cảng hàng không Liên Khương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1375/QĐ - BGTVT với cấp sân bay là 4D theo mã chuẩn của ICAO và là sân bay quân sự cấp cao, có khả năng tiếp nhận 1 triệu lượt khách/năm vào năm 2015. Đầu tư phát triển sân bay Liên Khương thành sân bay có đường bay Quốc tế, mở rộng các chuyến bay trong nước và một số tuyến quốc tế trực tiếp từ Hồng Kông, Băng Kốc, Singapore,... Các sân bay Cam Ly và Lộc Phát thực hiện quản lý đất đai để khi có điều kiện sẽ sử dụng.

2.6.2.5. Đường thuỷ

Xây dựng các bến sông trên sông Đồng Nai để phục vụ cho các phương tiện nhỏ với tải trọng khoảng 5 tấn, 10 - 20 khách như: Bến thị trấn Đồng Nai, bến Phước Cát 1, bến Quãng Ngãi, bến xã Đức Phổ, bến thị trấn Đạ Tẻh.

2.6.2.6. Các cơ sở phục vụ giao thông vận tải:

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, trung tâm sát hạch lái xe, các cơ sở đào tạo lái xe, các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí GTVT: thi công, sửa chữa thiết bị xe máy, ... nhất là các công trình phục vụ giao thông nông thôn.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 39 - 40)