Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 45 - 46)

- Khu vực công nghiệpxây dựng 7,1 3,2 5,2 4,2 4,8 3,

g. Công nghiệp cơ khí

2.8.1 Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành

Với lợi thế về khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên cùng nguồn văn hoá phong phú, lâu đời, mang đậm bản sắc Tây nguyên, Lâm Đồng có nhiều cảnh quan ngoạn mục và độc đáo, kết hợp với các lợi thế về vị trí địa lý và khí hậu đã tạo nên ưu thế về phát triển du lịch so với các tỉnh khác ở miền Nam.

Theo thống kê về hệ thống khu, điểm tham quan du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 201 vị trí tài nguyên du lịch, trong đó có 150 khu, điểm có khả năng khai thác tham quan, du lịch và có 18 khu, điểm đã được công nhận di tích cấp quốc gia. Đã có 35 khu, điểm du lịch được đầu

tư đưa vào khai thác, kinh doanh phục vụ cho khách du lịch và hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác là các thắng cảnh, công trình kiến trúc, tôn giáo, văn hoá, làng nghề,… và đã thu hút được 20 triệu lượt du khách đến tham quan trong giai đoạn 2006 – 2009, riêng năm 2009 đã thu hút được khoảng 7 triệu lượt du khách.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 686 cơ sở phục vụ nghỉ dưỡng sức chứa tối đa khoảng 40.000 khách/ngày-đêm, trong đó có 98 khách sạn từ 1-5 sao với 3.120 phòng, bao gồm 12 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 1.072 phòng; và 588 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn với hơn 8.000 phòng. Riêng thành phố Đà Lạt chiếm trên 90% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.7. Tổng hợp một số kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2006 – 2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009

1. Lượng khách Ngàn lượt 1.848 2.200 2.300 2.500

Khách quốc tế Ngàn lượt 97 120 120 130

Khách nội địa Ngàn lượt 1.751 2.080 2.180 2.370

2. Ngày lưu trú bình quân Ngày 2,3 2,3 2,3 2,4

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w