- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện
b. Đa dạng loài động vật: trên địa bàn tỉnh đến nay đã ghi nhận có sự hiện diện của 86 loài thú, 686 loài côn trùng, 301 loài chim, 102 loài bò sát
8.4 Những tác động bất lợi của tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường 1 Tác động đến môi trường
8.4.1. Tác động đến môi trường
8.4.1.1. Môi trường nước a. Ô nhiễm nguồn nước mặt
Lũ lụt xảy ra khiến cho nguồn nước sinh hoạt của dân cư không được đảm bảo vệ sinh. Các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bị ngập sâu trong nước; xác chết động - thực vật, chất thải sinh hoạt của con người, động vật tràn lan khắp nơi; rác bẩn và chất thải sinh hoạt của con người, động - thực vật từ các khu vực đầu nguồn theo nước lũ tràn về… pha trộn vào nguồn nước mặt làm cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước mặt này chính là nước sinh hoạt, ăn uống chủ yếu của người dân vùng lũ. Việc sử dụng nguồn nước này sẽ dẫn đến các bệnh ngoài da, bệnh tiêu hoá, thậm chí sẽ gây ra dịch bệnh…
Các chất ô nhiễm nói trên có thể theo các giếng khơi (được đào không đúng kỹ thuật) xâm nhập vào nguồn nước ngầm làm cho nước ngầm bị ô nhiễm. Mặt khác, khi lũ tràn về, các giếng nước ngầm bị ngập, tắc nghẽn không sử dụng được, dẫn đến bị hư hỏng.
8.4.1.2. Môi trường đất
Tình hình sạt lở xói mòn đất đã diễn ra trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Diện tích đất bị mất đi do sạt lở chủ yếu là đất SXNN. Việc sạt lở, mất đất làm cho các hộ dân mất đất ở, mất đất sản xuất, đất đai ngày càng bạc màu khiến cho các hộ dân này đã nghèo lại thêm khó khăn hơn.
8.4.1.3. Môi trường sinh thái
Cháy rừng làm mất nhiều diện tích rừng, làm giảm khả năng giữ đất, hấp thụ nước, bổ cập nguồn nước ngầm, duy trì độ ẩm, cản cường độ của nước lũ. Bên cạnh đó, cháy rừng cũng làm ảnh hưởng đến HST tự nhiên, làm mất nơi trú ẩn của chim, thú, làm BĐKH...hậu quả dẫn đến làm giảm tính ĐDSH.