Nguyên nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 103 - 105)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

b. Đa dạng loài động vật: trên địa bàn tỉnh đến nay đã ghi nhận có sự hiện diện của 86 loài thú, 686 loài côn trùng, 301 loài chim, 102 loài bò sát

6.2.1. Nguyên nhân trực tiếp

6.2.1.1. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Bản thân khai thác không trực tiếp làm mất rừng, song tạo tiền đề cho rừng bị hao hụt, lúc đầu là khai thác gỗ, sau đó dân lấn chiếm rừng làm rẫy hoặc trồng cây công nghiệp…rừng bị mất dần:

Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trái phép: là một mối đe doạ nghiêm trọng do hoạt động này phần lớn tập trung vào một số loài cho sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao theo yêu cầu của người tiêu dùng và thường là khai thác quá mức, đe doạ một số loài trước nguy cơ tuyệt chủng, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng và sản lượng rừng, không còn là sinh cảnh thích hợp của nhiều loài động vật hoang dã.

Việc khai thác lâm sản có kiểm soát, xử lý thực bì, cây gỗ trên các khu vực rừng có chất lượng thấp để trồng rừng kinh tế, trồng cây cao su… mặc dù đảm bảo tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhưng cũng có một số ảnh hưởng như việc mở đường phục vụ vận chuyển gỗ tạo điều kiện xâm nhập thuận lợi hơn cho các đối tượng khai thác gỗ, lâm sản, săn bắn động vật rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng; diện tích đất rừng sau khi xử lý thực bì và làm đất trồng rừng cũng như các tuyến đường đất thường bị rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa làm tăng lượng phù sa bồi lắng ở các hệ thống sông suối và hồ đập; sự vận hành của các phương tiện cơ giới gây tiếng động, làm cho các loài động vật hoang dã phải di chuyển sang nơi khác ...

6.2.1.2. Săn bắt, buôn bán trái phép động vật rừng và khai thác bừa bãi nguồn lợi thuỷ sản

Việc săn bắt động vật hoang dã trái phép vì mục đích thương mại như chế biến thức ăn đặc sản, dược liệu, nuôi làm cảnh, cũng như săn bắt do nhu cầu của người dân sống gần rừng, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản mang tính huỷ diệt tại các thuỷ vực như sử dụng thuốc nổ, dùng lưới có mắt lưới quá nhỏ… đã làm cạn kiệt, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài.

Ở một số vùng, săn bắt quá mức làm cho quần thể sinh sản của các loài động vật hoang dã thu nhỏ lại và phân tán rải rác, dễ bị tổn thương do bệnh tật hay tác động từ các loài ngoại lai xâm lấn. Các cơ hội phục hồi HST tự nhiên cũng sẽ làm giảm đi, đặc biệt đối với các loài bị săn bắn có chức năng giúp phát tán hạt giống hay thụ phấn.

6.2.2.3. Di dân tự do và xâm chiếm đất rừng

Di dân tự do và xâm lấn đất rừng là một nguyên nhân gây mất rừng, chia cắt sinh cảnh, tác động tiêu cực đến đời sống của nhiều loài động vật hoang dã. Ngoài mục đích lấn chiếm để canh tác nông nghiệp, lập trang trại còn có những trường hợp lấn chiếm đất để mua bán sang nhượng trái phép. Cần có các công cụ chính sách và nguồn thu nhập mới để làm giảm động cơ chuyển đổi đất rừng, làm tăng động cơ đầu tư vào các phương thức sinh kế thay thế dựa vào rừng và thân thiện với sinh cảnh hoang dã và tăng các biện pháp răn đe hiệu quả qua việc tăng cường hệ thống bảo vệ rừng.

6.2.2.4. Cháy rừng

Hầu hết rừng lá kim, rừng trồng dễ cháy nằm gần khu vực dân cư hoặc đất nông nghiệp nên có nhiều nguy cơ dẫn đến cháy rừng. Các vụ cháy rừng hàng năm không những gây mất rừng mà còn gây tổn thất không nhỏ cho ĐDSH. Từ năm 2006 đến tháng 12/2009, trên toàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ cháy rừng, qua thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại vào cuối mùa khô, diện tích rừng bị mất do cháy 79,5ha, bình quân mỗi năm mất 20ha. Đó là chưa kể diện tích rừng bị cháy tán nhưng có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, xét về chất lượng, thì các diện tích rừng này bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là sinh trưởng của cây rừng, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, năng suất thấp...

Hàng năm, tại các khu rừng rừng lá kim, rừng trồng dễ cháy, các đơn vị quản lý rừng đều áp dụng biện pháp làm giảm vật liệu cháy nhằm phòng ngừa nguy cơ xảy ra cháy lớn trong mùa khô hanh. Tuy nhiên, biện pháp này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến ĐDSH của khu rừng như kìm hãm sự phát triển của các loài dưới tán rừng như cây lá rộng hỗn giao, cây thân thảo, cây bụi, các loài hoa, nấm, vi sinh vật… .

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w