Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 93)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

b. Tầng chứa nước Miocen (N1 3 N2dl): Phân bố rải rác ở xung quanh TP.Bảo Lộc và Bắc Đông Bắc Di Linh, diện tích khoảng 100km2 Bề dày

5.1. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất

Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu phân theo nguồn gốc phát sinh ta có:

- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. - Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. - Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:

- Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (chlo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ ...), chất thải công nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit ...).

- Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).

Theo số liệu điều tra, hiện nay vấn đề ONMT đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là do tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, không có sự kiểm soát của ngành chức năng đã gây môi trường đất, nước ngày càng ô nhiễm nặng hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ra những tác động bất lợi đến môi trường đất. Ngoài ra, nguồn chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và SXCN chưa được xây dựng hệ thống xử lý hoàn chỉnh cũng đang góp phần gây suy thoái môi trường đất.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường 2006- 2010 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w