KHẨU THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 29 - 32)

Giám đốc công ty Phó giám đốc

KHẨU THỜI GIAN QUA

(Đơn vị: người, %)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Số lao động 156 214 183 259 327

Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW

- Về cơ cấu lao động xuất khẩu

Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của Việt Nam rất đa dạng. Trong giai đoạn 2001-2005 cơ câu lao động theo ngành nghề của Việt Nam được thể hiện ở biểu đồ 1. Lao động nước ta đi xuất khẩu làm việc ở rất

nhiều lĩnh vực như giúp việc gia đình, sản xuất chế tạo, xây dựng, khán hộ công, thuỷ thủ tàu vận tải… Trong đó lao động ở lĩnh vực giúp việc gia đình chiếm một tỷ trọng lớn tới 39.21%, tiếp đến là làm việc ở lĩnh vực sản xuất chế tạo 35.3%, khán hộ công 8.4%...và một số ngành nghề khác.

Công ty Mỹ Thuật Trung Ương đưa lao động xuất khẩu chủ yếu ở những ngành nghề trọng tâm như sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình, khán hộ công. Hơn nữa thị trường lao động Đài Loan hiện tại vẫn còn thiếu rất nhiều vị trí lao động giúp việc gia đình, khán hộ công, công nhân vì vậy mà lao động Công ty đưa sang Đài Loan chủ yếu làm việc ở 3 ngành nghề đó.Trong đó theo số liệu của năm 2007, trong số 327 lao động xuất khẩu sang Đài Loan của năm thì có 47% lao động làm việc ở trung tâm điều dưỡng, 29% lao động giúp việc gia đình và 24% lao động là công nhân sản xuất chế tạo.(biểu đồ 2)

Bảng 6: CƠ CẤU LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU THEO NGÀNH NGHỀ VÀ GIỚI TÍNH

(Đơn vị: %)

Ngành nghề Khán hộ công Giúp việc gđ Công nhân Tỷ lệ - Nam - Nữ 47 0 47 29 0 29 24 20 4

Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW

Số lượng lao động đưa đi chủ yếu là lao động nữ, chiếm 80%. Đây cũng là điều hiển nhiên bởi làm việc ở các vị trí trên thì lao động nữ phù hợp có khả năng làm tốt công việc hơn là nam. Vì thế lao động nam chỉ làm ở các khu sản xuất chế tạo chiếm 20% trong tổng số lao động xuất khẩu mà Công ty đưa đi.

• Cơ cấu theo địa phương

Để có được nguồn lao động xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của đối tác, Công ty phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tìm kiếm nguồn cung ứng lao động. Công ty đã liên hệ và tìm kiếm được những lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động từ rất nhiều tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Nghệ An, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Trong đó nguồn lao động ở Bắc Giang là đông nhất, theo số liệu lao động xuất khẩu năm 2007 thì lao động

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo ngành nghề

47%29% 29%

24% Khán hộ công

Giúp việc gia đình Công nhân

Bắc Giang chiếm ¼ tổng số nguồn lao động đưa đi trong năm. Tiếp đến là Phú Thọ với 22%, Hải Dương 19%...(bảng 7). Có được kết quả như vậy là nhờ quá trình thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với địa phương trong những năm gần đây. Với việc thực hiện mô hình này người lao động có được đầy đủ các thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương nhận thấy được lợi ích của XKLĐ đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo tạo việc làm cho người dân ở địa phương mình nên sẽ quan tâm tạo điều kiên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong công tác tuyển chọn lao động.

Bảng 7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỊA PHƯƠNG

(Đơn vị: %)

Địa Phương Vĩnh Phúc Bắc Giang Hải Dương Nghệ An Bắc Ninh Phú Thọ

Tỷ lệ % 11 25 19 10 13 22

Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w