Giải pháp về phía công ty xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 55 - 59)

- Hình thức XKLĐ còn đơn điệu

3.2.2. Giải pháp về phía công ty xuất khẩu lao động.

+ Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường Công ty

Nghiên cứu thị trường lao động là công việc rất quan trọng trong việc mở rộng hay thu hẹp thị trường xuất khẩu lao động, là việc nghiên cứu nhu cầu của các nước tiếp nhận lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và các yêu cầu khác về lao động, để từ đó cho chúng ta biết được nhu cầu của thị trường lao động, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược cả về ngắn hạn và dài hạn để phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Việc nghiên cứu tiếp cận và mở rộng thị trường luôn được Công ty Mỹ Thuật Trung Ương quan tâm đầy đủ và Nhà nước cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ về mọi mặt cho Công ty

Là Công ty mỹ thuật, mảng xuất khẩu lao động là mảng phụ tuy nhiên nó ngày càng góp phần quan trọng đối với Công ty vì vậy Công ty cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền vốn nhằm thu thập thông tin về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động mà các nước nhập khẩu lao động cần, tình hình tài chính của doanh nghiệp cần tuyển; phong tục tập quán, luật pháp, tiền công và các khoản chi tại Công ty, các yếu tố dễ phát sinh rủi ro…hiệu quả kinh tế và khả năng rủi ro của thị trường mới khai thác. Ngoài ra cần đẩy mạnh phát triển các trung tâm nghiên cứu thị trường lao động quốc tế kịp thời cung cấp những thông tin nhanh, chính xác cho Công ty xuất khẩu lao động. Cùng với việc khai thác thị trường mới, vấn đề quan trọng trong công tác thị trường cho XKLĐ là giữ vững thị trường Đài Loan và không ngừng mở rộng sang các thị trường khác.

+ Công tác tuyển chọn đào tạo – giáo dục định hướng.

Công tác tuyển chọn thời gian qua Công ty đã làm rất tốt tuy nhiên Công ty cần trực tiếp phối hợp với chính quyền các cấp trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức đăng ký, lựa chọn nghững lao động có năng lực, sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, hướng dẫn hoàn thành các thủ tục hồ sơ cần thiết, giải

quyết kịp thời những vướng mắc trong khâu tuyển chọn và quản lý lao động ở nước ngoài, đồng thời có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời đối với những lao động bỏ trốn. Không ngừng xây dựng cơ sở đào tạo – giáo dục định hướng cho lao động và chuyên gia, chuẩn bị nguồn lao động phục vụ cho xuất khẩu. Trong thời gian học nghề cần ghép học ngoại ngữ, chú trọng giáo dục tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, rèn luyện ý thức bảo hộ, an toàn lao động…nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các chủ sử dụng lao động nước ngoài. Cụ thể:

Về tuyển chọn: Công ty phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại nơi tuyển dụng về số lượng, tiêu chuẩn, mức đóng góp, các quyền lợi cũng như trách nhiệm của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện được những điều này sẽ góp phần vào giảm tiêu cực trong XKLĐ.

Về chất lượng: Cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động dựa trên:

- Học vấn: Chuẩn mực này nhằm xác định khả năng tiếp thu của người lao động

- Sức khoẻ: Các tiêu chuẩn như chiều cao, cân nặng, tình hình bệnh tật, thể trạng, và các yêu cầu riêng theo nghề.

- Nghề nghiệp: Bao gồm trình độ tay nghề và thâm niên công tác. - Phẩm chất đạo đức: nhằm xác định rõ nhân thân của người lao động. - Về đào tạo bồi dưỡng: Trên cơ sở nghiên cứu về cầu lao động ở từng loại thị trường để đưa ra chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lao động xuất khẩu cả

hạn (đối với lao động kỹ thuật). Tiến hành đào tạo toàn diện cho người lao động cả về chuyên môn, ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, tác phong công nghiệp, phong tục tập quán của nước tiếp nhận.

+ Hoạt động tài chính trong xuất khẩu lao động của Công ty

Công ty không được dịch vụ hoá hoạt động xuất khẩu lao động để kinh doanh, không thu tiền hoặc thu tiền với mức độ thấp nhất đảm bảo đủ bù đắp chi phí. Các khoản thu phải rõ ràng và công khai cho người lao động được biết, việc quản lý tiền đặt cọc của người lao động phải được chú trọng.

+ Quản lý lao động và giải quyết các tranh chấp phát sinh ngoài nước.

Khi số lao động ở nước ngoài tăng lên, thì việc tăng cường quản lý đối với số lao động này là rất quan trọng. Việc quản lý này nhằm khắc phục những rủi ro có thể xảy ra ở nước nhận lao động; kịp thời giải quyết các tranh chấp giữa người lao động và Công ty nhằm hạn chế các mối quan hệ không tốt và đặc biệt hạn chế hiện tượng người xuất khẩu lao động bỏ doanh nghiệp theo hợp đồng lao động ra làm việc ở nơi khác vì mục đích cá nhân. Tăng cường bộ máy quản lý người lao động đang làm việc ở nước ngoài: Phải cử cán bộ quản lý có năng lực và trình độ của Công ty tại các địa bàn có nhiều lao động để xử lý và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh; ở những nơi địa bàn không có cán bộ quản lý thì phải tổ chắc được các tổ, các nhóm người lao động tự quản, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.

Bản thân Công ty phải không ngừng đổi mới, phát triển và xem xét lại năng lực hoạt động XKLĐ và chuyên gia của mình. Phải chủ động bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức tốt; bồi dưỡng, đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm XKLĐ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w