Về thị trường lao động trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 46 - 48)

Phát triển thị trường trong nước không đi cùng với phát triển thị trường ngoài nước nên dẫn đến việc chậm trễ trong việc tìm kiếm đơn hàng. Như ở

thực hiện rất tốt. Công ty thực hiện tuyển chọn lao động thông qua các hình thức chủ yếu như qua trung tâm dịch vụ việc làm tại các địa phương và tuyển trực tiếp thông qua chính quyền cấp xã, phường và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nguồn lao động mà Công ty đưa đi xuất khẩu sang Đài Loan chủ yếu được tuyển trực tiếp thông qua mô hình liên kết giữa Công ty và chính quyền địa phương. Đi đôi với nguồn lao động dồi dào như vậy thì Công ty phải tìm kiếm được nhiều đơn đặt hàng, ký kết được nhiều hợp đồng ngoại để đưa lao động đi. Nhưng do đội ngũ cán bộ đại diện không đủ, đặc biệt còn yếu trong việc tìm kiếm đối tác hơn nữa quan hệ với các đối tác cũ còn lỏng lẻo dẫn đến việc đánh mất những đơn đặt hàng tiềm năng với đối tác cũ. Trong việc tìm kiếm hợp đồng Công ty gặp rất nhiều sự cạnh tranh (có hơn 100 Công ty đưa người lao động xuất khẩu sang Đài Loan), nếu không bám sát tình hình thị trường sẽ dễ dàng mất đối tác vào tay các doanh nghiệp khác.

- Về vấn đề lao động bỏ trốn:

Lao động bỏ trốn ra ngoài làm ăn, cư trú bất hợp pháp là một vấn đề rất bức xúc làm ảnh hưởng đến thị phần lao động của Việt Nam ở một số nước. Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) ở mức rất cao. So với lao động của các nước Trung Quốc, Philipines, Indonexia, Thái lan…thì Việt Nam cao hơn rất nhiều. Với Công ty Mỹ Thuật Trung Ương vấn đề lao động bỏ trốn có ít hơn so với cả nước nhưng vẫn còn tồn tại hiện tượng này. Tỷ lệ lao động bỏ trốn năm vừa qua là 3% trên tổng 327 người lao động xuất khẩu trong năm. Tỷ lệ này là thấp so với con số 7% lao động bỏ trốn của Việt Nam ( cứ 100 người lao động thì có tới 7 người bỏ trốn không thực hiện theo hợp đồng). Thực tế đó nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, “khả năng cạnh tranh” của lao động Việt Nam trên thị trường truyền thống và thị trường mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w