Giải pháp về phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 53 - 55)

- Hình thức XKLĐ còn đơn điệu

3.2.1.Giải pháp về phía Nhà nước.

Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động, trong thời gian tới cần Nhà nước cần thực hiện các giải pháp định hướng sau:

Thứ nhất, Bộ lao động – Thương binh và xã hội cần tiến hành rà soát,

đánh giá các yếu tố liên quan và khẩn trương hoàn tất dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ hai, tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường. Phối hợp với các bộ,

ngành, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu lao động.

Thứ ba, làm tốt công tác quản lý lao động ở nước ngoài và đổi mới công

tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Theo đó, các tỉnh,

thành phố cần rà soát, bổ sung đề án xuất khẩu lao động với các nội dung bao gồm: thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình xuất khẩu lao động với các hình thức phù hợp đến tận thôn, bản, tới người dân với tinh thần thật dễ hiểu.

Thứ năm, xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp XKLĐ theo

định hướng, tiêu chí của Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục XKLĐ.

Cụ thể về các giải pháp này như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khẩn trương nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hoạt động và triển khai thực hiện khi luật có hiệu lực hiện hành.

- Tăng cường công tác quản lý . Cụ thể là:

+ Triển khai thực hiện các quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gắn với việc chấn chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp XKLĐ.

+ Thành lập Ban quản lý lao động tại UAE để quản lý lao động Việt Nam tại các nước khu vực Trung Đông.

+ Hoàn thiện quy trình: tuyển chọn lao động, đào tạo nghề và ngoại ngữ giáo dục định hướng, xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để tạo đà cho việc nâng cao chất lượng lao động XKLĐ, tăng cường khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới.

+ Tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thực hiện mô hình liên kết, nâng cao chất lượng tuyển chọn, đồng thời tổng kết, đánh giá làm cơ sở nhân rộng mô hình.

+ Nghiên cứu đổi mới công tác thông tin tuyên truyền nhằm đưa thông tin đến địa phương, cơ sở và người lao động. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn Doanh nghiệp, hạn chế tình trạng Doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật.

- Xây dựng chiến lược định hướng lâu dài cho hoạt động xuất khẩu lao động.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động như: chính sách miễn giảm thuế đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, chính sách tài chính giúp đỡ người lao động tham gia xuất khẩu lao động như : cho vay đặt cọc thế thân, vay vốn học nghề,…

- Mở rộng hệ thống thông tin tuyên truyền về hoạt động xuất nhập khẩu tới mọi người dân, thông qua các chương trình tuyên truyền, giáo dục các thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ. Như thông qua tivi, internet, báo chí, các cán bộ, chuyên gia… nhằm phổ cập cho người dân những thông tin cần thiết về XKLĐ và giải đáp những thắc mắc của người dân.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề XKLĐ. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động XKLĐ ngày một phát triển. Chỉ có vậy mới tạo ra môi trường thông thoáng, minh bạch cho sự hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế nhằm từng bước thiết lập mối quan hệ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Trong xu thế hội nhập, việc thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước là điều không thể thiếu, đặc biệt đối với nước ta hiện nay xem XKLĐ là một kênh quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó, tăng cường giao lưu và hợp tác với nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo, giáo dục cũng như các chương trình giao lưu văn hóa… Qua đó, từng bước xây dựng mối quan hệ góp phần mở rộng thị trường lao động ngoài nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương (Trang 53 - 55)