0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Những mặt hạn chế của cơ chế lãi suất âm

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ LÃI SUẤT - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN (Trang 25 -27 )

I) Cơ chế lãi suất âm

3) Những mặt hạn chế của cơ chế lãi suất âm

Bên cạnh những mặt tích cực do cơ chế lãi suất âm đạt đợc, vẫn tồn tại nhiều bất cập:

Lãi suất phân chia nhiều mức, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất cho vay nên đã nẩy sinh tiêu cực, có đơn vị kinh tế vay ngân hàng với lãi suất u đãi, đem vốn về cho các đơn vị khác vay lại hoặc phân tán cho cán bộ, công nhân viên đem gửi vào tiết kiệm để hởng chênh lệch lãi. Trong lãi suất mang phần nào chính sách xã hội nên khó xử lý. Nhu cầu vay vốn phát triển lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho ngân hàng. Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng tạo lỗ không không đáng có cho ngân hàng, làm cho ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thờng theo cơ chế thị trờng.

Khả năng huy động vốn đi đôi với yêu cầu rút bớt tiền trong lu thông đã gây áp lực lên giá cả hàng hoá. Lãi suất tín dụng cao đợc các doanh nghiệp đi vay tự động chuyển vào giá thành sản xuất, đẩy mức giá bán lên cao, khiến giá cả thị trờng của sản phẩm do doanh nghiệp đó sản suất, cũng nh mặt bằng giá chung tăng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, ảnh hởng trực tiếp đến mức lạm phất xã hội và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Nền kinh tế bị đình trệ, thất nghiệp tăng, tệ nạn xã hội phát triển theo chiều h- ớng xấu.

Nhà nớc vẫn tiếp tục phải chi bù lỗ cho các kênh tín dụng vì sự chênh lệch mức lãi suất tiết kiệm huy động và mức lãi suất cho các doanh nghiệp nhà nớc vay. Hơn nữa, tiền huy động đợc để chất đống trong kho vì không cho vay đợc ( chiếm 50% tổng số tiền huy động đợc).Nếu kéo dài thời gian áp dụng biện pháp tình thế tiếp tục thu hút vốn bằng lãi suất cao, thì tại một thời điểm nào đó, tạm thời có đủ tiền mặt chi tiêu, nhân dân tạm thời cha mua một số mặt hàng hoặc lợng hàng hoá cha cần dùng ngay, dành tiền vào gửi tiết kiệm, giá cả tạm thời không tăng hoặc giảm đi chút ít, nên có ngời tởng rằng ta đã chống lạm phát xong, không phải in thêm tiền mặt đa vào lu thông, giá cả thị trờng sẽ xuống và ổn định. Đó chỉ là ảo tởng bởi sau một thời gian khi nhân dân rút tiền ra để chi tiêu thì ngoài số tiền gốc còn phải trả thêm một số tiền lãi khổng lồ, đây là khoản ngân hàng phải bù đắp và toàn dân phải chịu và ngân sách đang ở tình trạng thu không đủ chi, do đó lạm phát càng trầm trọng hơn.

Nhận thức đợc những khó khăn trên Hội đồng chính phủ đã có những nỗ lực trong việc thay đổi về chính sách lãi suất. Ngày 10 tháng 4 năm 1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ Trởng ra quyết định về chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay của NHNN. Quyết định đã chỉ ra những nguyên tắc đối với lãi suất tiền gửi và cho vay, trong đó quy định rõ: lãi suất tiền gửi phải bù đắp đợc tỷ lệ trợt giá và có lãi, khuyến khích các tổ chức và đơn vị kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Lãi suất cho vay phải bù đắp đợc tỷ lệ trợt giá, có lãi (trong trờng hợp cần thiết có thể không lấy lãi) và có sự u đãi với những mặt hàng, nghành kinh tế và vùng kinh tế cần khuyến khích. Lãi suất áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, và đợc điều chỉnh theo sự biến động của chỉ số giá cả thi trờng xã hội (tháng hoặc quý). Mọi nguồn vốn Ngân hàng huy động để cho vay đều phải trả lãi. Mọi khoản ngân hàng cho vay đều phải thu lãi. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân là 0,5%. Lãi suất tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ áp dụng theo mức lãi suất thị trờng quốc tế.

Cấu thành mức lãi suất tiền gửi và cho vay của ngân hàng cũng đợc quy định rõ, bao gồm:

- Mức lãi suất cơ bản.

- Chỉ số giá cả thị trờng xã hội.

Những quy định trong văn bản đã thể hiện sự đổi mới lớn về t duy của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách trên thực tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi lạm phát đang ở mức cao. Nguyên nhân thì có nhiều nhng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

- Thực tế lạm phát ở Việt Nam, biến động hết sức thất thờng và hệ số thông tin, số liệu cha chính xác, do đó, nếu lấy tỷ lệ lạm phát làm cơ sở điều chỉnh lãi suất sẽ tạo ra nguy cơ sai lệch lớn hơn so với thực tiễn. Điều đó đã xảy ra vào tháng 3 năm 1989 khi mức lạm phát là 5,1%/tháng thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm đợc nâng lên mức 12%/tháng, đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng. Dới tác động mạnh của lãi suất cao, tỷ lệ lạm phát giảm đột ngột, và 3 tháng sau trở thành thiểu phát.

- Ngân hàng đã có những cố gắng cải tiến cơ chế lãi suất theo hớng thị tr- ờng nhng lại ở trong điều kiện thị trờng tiền tệ cha đồng nhất, còn bị chia cắt, ngay cả thị trờng vốn giữa các ngân hàng chuyên doanh cha thông suốt, thiếu sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, trình độ sản xuất, năng suất lao động giữa các khu vực kinh tế, giữa sản suất với lu thông, giữa miền Nam và miền Bắc chênh lệch quá lớn cũng là một khó khăn cho việc thực hiện một cơ chế mới. Bên cạnh đó là nền kinh tế vẫn đang trong quá trình thay đổi cơ cấu và đổi mới, cha có đủ yếu tố cần thiết để thích ứng đợc với tác động ngặt nghèo của thị tr- ờng.

- Luật lệ, thể chế, các văn bản pháp luật điều chỉnh vừa thiếu vừa không đồng bộ và không theo kịp với diễn biến năng động của đời sống kinh tế xã hội. - Việc thực hiện cơ chế lãi suất âm với nhiều mục đích trợ giúp khác nhau thực ra là nhiệm vụ của chính sách tài chính nhng cha đợc phân tách một cách rõ ràng nên nhiều cơ chế mang tính chất hành chính nhiều hơn thị trờng, đồng thời tạo ra nhiều kẽ hở, rất dễ bị lợi dụng, gây bất lợi cho việc tiến tới một cơ chế lãi suất mới hoàn thiện hơn.

- Mặc dù nhà nớc cho phép mở ra nhiều hình thức gọi vốn khác nhau, nhng thực tế về cơ bản vốn của ngân hàng vẫn là chủ đạo, cộng với việc chia cắt thị trờng đã tạo ra khe hở bóp méo kết quả của cơ chế lãi suất mới.

- Nhà nớc nói chung, NHNN nói riêng cha làm tốt vai trò điều hành vĩ mô nền kinh tế, chính sách tài chính không đợc xây dựng thông qua các công cụ quản lý và kinh tế hớng vốn vào các mục tiêu mang tính định hớng chiến l- ợc, vốn tín dụng dàn đều theo chiều rộng. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới đợc hình thành trong điều kiện t duy mới về ngân hàng còn hạn hẹp, cha theo kịp và thích ứng với các khái niệm mới, t tởng bao cấp còn nặng nề, phơng tiện phục vụ cho việc thực hiện cơ chế mới lạc hậu cũ kỹ không đáp ứng đợc yêu cầu.

Nói tóm lại, cơ chế lãi suất âm tồn tại là một tất yếu khách quan khó có thể phủ nhận trong tình trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ còn hạn chế và nền kinh tế nh vậy. Khi nền kinh tế ổn định hơn điều tất yếu xảy ra là cơ chế cũ sẽ phải thay đổi, mở đầu cho một cơ chế mới hoàn thiện hơn, phù hợp với quy luật kinh tế hơn. Lãi suất sẽ trở lại đúng nghĩa là giá cả của hàng hoá chứ không phải là một công cụ mang tính hành chính đơn thuần.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ LÃI SUẤT - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN (Trang 25 -27 )

×