Tình hình học tập, làm việc và nhận hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và 1 số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây (Trang 59 - 64)

Điều 67, Hiến pháp nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi rõ: Nhà nớc và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật đợc học văn hóa, học nghề phù hợp, ngời già, ngời khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nơng tựa đợc Nhà nớc và xã hội giúp đỡ. Việc xây dựng các chính sách, giải pháp đề án cụ thể để trợ giúp NKT cần dựa trên cơ sở mức độ nặng hay nhẹ của những trở ngại trong sinh hoạt, những rào cản khi tham gia vào các hoạt động xã hội của bản thân NKT. Những trở ngại, rào cản này là nguyên nhân dẫn đến những thiệt thòi đối với NKT khi tiếp cận và thụ hởng các lợi ích khác nhau của xã hội. Vì vậy, hớng tới một xã hội phát triển bền vững, công bằng, tiến bộ, văn minh hội nhập quốc tế thì việc trợ giúp ngời khuyết tật hòa nhập với xã hội, tiếp cận đợc các dịch vụ công cộng, tạo ra sự bình đẳng, công bằng là mục tiêu quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trình độ học vấn của NKT bẩm sinh còn rất thấp. Đặc biệt tỷ lệ không biết chữ lên tới 60,33%, đồng thời tỷ lệ mù chữ ở độ tuổi lao động cũng còn rất cao 58,71%. Rất nhiều trẻ em có khuyết tật bẩm sinh không đợc đến trờng hoặc không có khả năng học tập. Mặc dù cũng đã có rất nhiều cố gắng từ phía gia đình, nhà tr- ờng và các tổ chức xã hội để nhiều trẻ KT bẩm sinh đợc đến trờng, hòa nhập và đi học với các trẻ khác nhng tình trạng thôi học của các em này cũng rất cao. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận giáo dục

của NKT, điển hình nh khó khăn về đi lại (đến trờng và về nhà), tham gia vào các hoạt động ở trờng, cơ sở hạ tầng của nhà trờng không phù hợp (không thân thiện với NKT), sự kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề từ bạn bè cùng lớp, phơng pháp giảng dạy của giáo viên và sự phân biệt đối xử của giáo viên. Ngoài ra, nhiều NKT không đợc gia đình khuyến khích đi học.

Đại học và sau đại học 0,28 PTCS 35,81 PTTH 3,58 Mù chữ 60,33

Hình 9. Trình độ học vấn của NKT bẩm sinh toàn tỉnh

Khuyết tật ảnh hởng lớn đến học tập của cá nhân đặc biệt là khuyết tật trí tuệ, khuyết tật thần kinh. Đối với trẻ mắc khuyết tật trí tuệ và thần kinh thì khả năng t duy và hình thành khái niệm không có hoặc rất yếu nên không thể tham gia học tập cùng các trẻ bình thờng. So với mặt bằng chung xã hội thì học vấn của NKT còn thấp, chủ yếu là không biết chữ và phổ cập trung học cơ sở.

Tỷ lệ NKT bẩm sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đạt trình độ văn hóa phổ thông trung học chỉ đạt 3,58% và trình độ văn hóa đại học và trên đại học chỉ có 49 ngời tơng đơng với 0,28%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù có 35,81% số NKT bẩm sinh đạt trình độ PTCS nhng một phần không nhỏ trong số những NKT này chỉ mới biết đọc, biết viết và làm các phép tính đơn giản.

So sánh với số liệu điều tra toàn tỉnh chúng tôi thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mù chữ của NKT. Trong khi tỷ lệ mù chữ của NKT toàn tỉnh là 49,54% thì tỷ lệ mù chữ của NKT có nguyên nhân bẩm sinh là 60,33%. Tỷ lệ mũ chữ của những NKT có nguyên nhân khác là rất thấp so với NKT có nguyên nhân bẩm sinh nh tỷ lệ mù chữ ở những NKT có nguyên nhân tai nạn là 14,20%, nguyên nhân bệnh tật là 33,22%.

Ngoài ra, tỷ lệ có trình độ học vấn đạt từ phổ thông cơ sở trở lên của những NKT có các nguyên nhân khác cũng rất cao đều trên 67% trở lên.

Khảo sát gầy đây nhất năm 2005 ở 8 tỉnh cũng cho thấy trình độ học vấn của NKT còn rất thấp, 35,83% không biết chữ, 12,58% mới chỉ biết đọc, biết viết, 24,13% trình độ văn hóa tiểu học, 20,74% trình độ văn hóa trung học cơ sở, 5,71% trình độ phổ thông trung học, đặc biệt có đến 94% NKT không có chuyên môn kỹ thuật. Trong khi đó, tỷ lệ mù chữ của c dân Việt Nam thấp hơn 5%. Nghiên cứu năm 2003 cũng cho thấy tỷ lệ mù chữ của NKT ở vùng đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 33,60% tổng số NKT.

Bảng 14. Trình độ học vấn của NKT bẩm sinh theo giới tính

Học vấn Nam Nữ

n % n % p

Mù chữ 5.233 56,20 5.381 64,98 <0,05

PTCS 3.645 39,15 2.655 32,06 <0,05

PTTH 403 4,33 226 2,73 <0,05

Đại học và sau đại học 30 0,32 19 0,23 >0,05

Tổng cộng 9.311 100 8.281 100

Mặc dù tỷ lệ NKT bẩm sinh nam cao hơn nữ nhng tỷ lệ không biết chữ của những NKT nữ lại cao hơn nam. Trong khi tỷ lệ NKT bẩm sinh là nữ không biết chữ chiếm 64,98% thì tỷ lệ này ở nam chỉ có 56,20% (sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05). Tỷ lệ NKT bẩm sinh nam có trình độ học vấn PTCS đạt 39,15% còn ở nữ chỉ chiếm 32,06%. Đặc biệt, trình độ văn hóa PTTH của những NKT bẩm sinh nam cao gần gấp đôi so với nữ, 4,33% so với 2,73%. Trình độ đại học và trên đại học của những NKT nữ là 0,23% trong khi ở nam là 0,32% (sai khác không có ý nghĩa thống kê p>0,05). Bên cạnh đó trong điều tra chúng tôi không thấy có sự khác biệt lớn về trình độ học vấn của NKT bẩm sinh ở khu vực thành thị và nông thôn.

Điều 13 của Bộ luật Lao động có hiệu lực năm 1994 khẳng định Chính phủ, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội phải có trách nhiệm tạo công ăn việc làm và đảm bảo rằng tất cả những ai có khả năng làm việc đều đợc làm việc. Chơng XI, Mục III nêu những quy định cụ thể cho ngời lao động bị khuyết tật. Điều 125

của Mục này khẳng định Chính phủ bảo vệ quyền đợc làm việc của ngời khuyết tật và khuyến khích tạo việc làm cho họ. Hàng năm, Chính phủ dành một khoản ngân sách nhất định để hỗ trợ NKT phục hồi chức năng, nâng cao năng lực làm việc và dạy nghề. Chính phủ có chủ trơng cho vay với lãi suất thấp để tạo công ăn việc làm cho NKT. Các cơ sở dạy nghề hoặc sản xuất nhận NKT vào làm sẽ đợc hỗ trợ hoặc đợc miễn, giảm thuế và sẽ đợc cho vay với lãi suất thấp. Các cơ sở không nhận NKT vào làm sẽ phải đóng một khoản tiền cho Quỹ Việc làm để trợ giúp NKT. Theo Điều 126, thời gian làm việc cho ngời lao động là NKT là 7 tiếng/ngày và 42 giờ/tuần. Điều 126 cũng nêu quy định và điều kiện làm việc cho ngời lao động là NKT. Theo Điều 128, ngời lao động là cựu chiến binh bị khuyết tật còn đ- ợc nhận trợ cấp đặc biệt ngoài những lợi ích trên.

Bảng 15. Nghề và việc làm của NKT bẩm sinh phân theo giới tính

Nghề và Việc Làm Nam Nữ Tổng

n % n % n %

Không có nghề 7.536 80,94 6.843 82,63 14.379 81,74 Có học nghề nhng không đi làm 555 5,96 478 5,77 1.033 5,87 Có việc nhng muốn tìm việc khác 35 0,38 40 0,48 75 0,43

Có việc làm tốt 405 4,35 256 3,09 661 3,76

Muốn đợc học nghề 780 8,38 664 8,02 1.444 8,21

Tổng cộng 9.311 100 8.281 100 17.592 100

Tiếp cận với các hoạt động dạy nghề và việc làm của NKT bẩm sinh còn rất hạn chế. Trung bình có 81,74% NKT bẩm sinh không có việc làm, tỷ lệ có việc làm tốt chỉ đạt 3,76%. Trong quá trình thực địa chúng tôi nhận thấy rằng trong cơ cấu nghề nghiệp của những NKT bẩm sinh có rất ít NKT làm công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp, làm nhân viên trong công ty nhà nớc, giáo viên, tri thức hoặc chủ lao động (nhóm công nhân/chuyên gia và nghề khác). Bên cạnh đó, tỷ lệ có việc làm tốt trong lứa tuổi lao động ở những NKT bẩm sinh cũng rất thấp chỉ đạt trên 4%. Có sự khác nhau giữa tỷ lệ NKT bẩm sinh giữa nam và nữ, tỷ lệ ở nam giới là 80,94% còn tỷ lệ ở nữ giới là 82,63%.

Tỷ lệ có học nghề nhng không đi làm cũng chiếm 5,87%, trong đó không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ (ở nam là 5,96% và nữ là 5,77%). Bên cạnh đó cũng còn một phần không nhỏ những NKT bẩm sinh muốn đợc học nghề. Tỷ lệ ở nam giới là 8,38%, nữ giới là 8,02%. Ngoài ra còn có 0,43% NKT bẩm sinh đã có việc làm nhng mong muốn có đợc việc làm phù hợp hơn.

Phần lớn những NKT đều mong muốn đợc đào tạo nghề và có việc làm, tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy việc đào tạo nghề cho NKT rất khó khăn và vất vả. Hiện nay, cả nớc chỉ có 143 trung tâm đào tạo nghề chính quy cho NKT nh- ng phần lớn các trung tâm này đều có quy mô nhỏ và vừa đồng thời chỉ tập trung đào tạo các nghề đơn giản nh may, thêu, đan còn các nghề mang tính chất trí tuệ nh công nghệ thông tin vẫn cha đợc chú trọng đúng mức.

4,09 13,77 22,17 12,86 0 5 10 15 20 25 0 - 15 16 - 60 Trên 60 Tổng

Hình 10. Tỷ lệ đợc hởng trợ cấp nhà nớc của NKT bẩm sinh theo nhóm tuổi Tỷ lệ nhận đợc trợ cấp nhà nớc của NKT bẩm sinh toàn tình chỉ đạt 12,86%. Đặc biệt có rất ít trẻ em dới 15 tuổi đợc hởng trợ cấp của nhà nớc. Tỷ lệ này chỉ đạt 4,09%. Số liệu này cho thấy việc quan tâm chăm sóc đến trẻ có khuyết tật bẩm sinh là cha cao và phần lớn trẻ không nhận đợc trợ cấp thờng xuyên, các trẻ nhận đợc trợ cấp chủ yếu do các trơng trình hỗ trợ NKT của xã hội và đặc biệt là của các tổ chức phi chính phủ. Quá trình tìm hiểu tại cơ sở chúng tôi thấy rằng: Mặc dù luật pháp tạo điều kiện u tiên cho việc chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng nhng việc thực hiện còn rất nhiều khó khăn do thiếu chính sách và đờng lối chỉ đạo các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật thực hiện chơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và giáo dục hòa nhập. Thứ hai, do thiếu cơ chế giám sát và các phơng thức để củng cố việc thực thi. Th ba, do thiếu nguồn nhân lực và tài chính cho

việc thực thi và cuối cùng là do thiếu sự chuyên môn hóa và cơ hội để nâng cao chuyên môn.

Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nhận đợc trợ cấp ở lứa tuổi lao động chiếm 13,77%, tỷ lệ này đã cao hơn tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhận đợc trợ cấp ở những ngời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và 1 số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w