Con người trống rỗng, lạc loài.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 44 - 47)

Giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, mọi người đang hối hả tìm kế mưu sinh thì ở một nơi góc khuất nào đó một đứa bé đang chim đắm trong thế giới của riêng mình. Nó nghĩ rằng cuộc sống này không dành cho nó mà dành cho những con người hoàn thiện, bởi nó là một đứa bé tàn tật, hai chân của nó dính vào nhau. Cuộc sống của nó hay nói đúng hơn là thế giới của thằng bé ở ngay bên trong khung cửa sổ tầng hai của ngôi nhà. Và sự liên hệ duy nhất của nó với thế giới bên ngoài là qua chiếc loa điện ngay gần miệng cùng với một chiếc điều khiển từ xa. Chỉ có thế thôi, những thứ đó không thể giúp nó thoát khỏi sự cô đơn, lạc lỏng này…Không có ai đứng bên trong mở cửa. Đây là hai cánh cổng từ tính. Thằng bé đang thò tay qua khung cửa sổ tầng hai chĩa một cái điều khiển từ xa về phía cánh cổng. Giờ đây cánh cổng như một bức tường thành đồ sộ ngăn cách nó với thế giới bên ngoài biết bao điều mới lạ, lý thú, hấp dẫn mà nó chưa một lần được nếm trải, thậm chí chưa được sờ tới. Sự hồn nhiên, tinh nghịch của một đứa bé bảy tuổi không còn nữa thay vào đó dường như là sự già cỗi, buồn bã. Chính vì thế, thằng bé trở nên lạc lõng, xa lạ, không có ai bầu bạn cũng chẳng có ai vui đùa hay là chia sẽ những niêm vui cùng nó. Tất cả như quay mặt lại, chẳng có ai nhớ đến sự có mặt của nó, ngay cả người cha – nguồn vui duy nhất, người tưởng chừng có thể thấu, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cung nó lại chỉ chăm chú vào công việc mà không hề để ý đến một con người bé nhỏ đâng dần dần bị sự lạc loài, cô đơn gặm nhấm. Và rồi một nguồn sáng tia hi vọng cuối cùng sẽ đem mang lại cho nó hơi ấm xua tan đi sự mặc cảm, lạnh lẽo trong sinh linh vốn đã

thiếu ánh sáng của tình thương từ lâu lắm rồi…Ngay lập tức cô có linh cảm mình thuộc về căn nhà này. Thuộc về nó từ rất lâu rồi. Bấy lâu nay cô đi lạc sang nhà khác, nay mới tìm được đường trở về…Và thế là ngay từ lần gặp định mệnh đó cô đã kể chuyện cho nó nghe… Chuyện phiêu lưu của chính cô. Một sự pha trộn của truyện cổ tích thế giới, những truyện cổ Grim, truyện Anđécxen…Có vẻ những câu chuyện cổ tích đã phần nào làm vơi đi cảm giác lạc loài, cô đơn trong thằng bé. Phải chăng nó nghĩ đó là thế giới dành riêng cho nó, cho một con người bị xã hội đào thải và lãng quên… Thằng bé đã mũi lòng suýt khóc khi nghe đến chuyện bà mẹ đáng máy cứ bỏ đi…Nhưng rồi những màng nước mắt long lanh trong mắt nó khô dần….Phải chăng nó đã quen với việc giấu nước mắt vào trong, dấu đi nỗi buồn vào tận đáy lòng, nơi mà không một ai có thể nhìn thấy được. Sự chịu đã lớn dần lên và trở thành một sức mạnh hay nói đúng hơn là một giải pháp giúp nó vượt qua mỗi khi nó đau buồn nhất… Nó chưa bao giờ nghe một câu chuyện như thế này. Nhưng nhiều chuyện trong đó lại rất quen… Đến đây, ta thấy rằng thằng bé và chị đã có một sự đồng cảm nào đó. Và rồi sự đồng cảm đã giúp cho thằng bé có đủ dũng khí để bộc bạch những nỗi lòng thầm kín mà trước đây, nó chưa bao giờ tâm sự cùng ai. Thế mà bây giờ, nó lại tâm sự với người lần đầu tiên gặp mặt. Dường như có một sợi dây vô hình đang dần gắn kết hai con người này lại…

Nó bảo nó là một con cá đi lạc.Một lần mấy đứa bạn cá rủ nhau đi chơi rồi lạc đường…Thấy con cá đẹp quá bà ta không nghĩ đến việc mang về nuôi trong bể cá vàng mà chỉ muốn ăn ngay. Bà ta ăn thật. Cầm con cá bỏ vào mồm ực một cái. Con cá bị nuốt chửng vào trong bụng người đàn bà. Tối ơi là tối. Nó mới đập của thình thịch đòi ra. Không ít nhất cũng bật đèn lên chứ…Đây phải chăng là thế giới hiện tại mà nó muốn kể cho chị nghe. Một thế giới không hề đẹp chút nào, nó như bi kìm hãm trong một khoảng không gian mờ mịt, tối tăm, không có ánh sáng, một nơi xa lạ với nó. Nó cố gắng thoát ra nhưng khoomg tài nào ra được, không có ai giúp nó, cầu cứu giờ đầy chỉ là sự vô vọng. Dường như có một thế lực siêu nhiên nào đó đang cố níu giữ nó, không muốn cho nó quay về với thế giới thực vốn có của mình.

Câu chuyện của thằng bé đơn giản vì thằng bé chưa biết bịa nhiều. Nhưng không vì thế mà câu chuyện kém phần lý thú mà ngược lại là một sự xúc động, đồng cảm cho những con người không được may mắn trong cuộc đời…Cho đến đây một sự kinh ngạc tột cùng đã làm cho chị phải rùng mình nhưng đồng thời cũng là sự thương cảm… Nhưng cô không thể hình dung được thằng bé lại là một con cá. Cho đến khi nó bỏ tấm khăn phủ ngang hông trở xuống ra. Đúng là một con cá. Đôi chân của nó dính làm một từ trên xuông đến tận mắt cá. Chỉ có hai bàn chân là tách rời. Hai chân là một… Với hình thù kì quái như vậy, nên thằng Cá là cái tên gắn liền với nó từ khi sinh ra.

Và thế giới trước mặt người đọc bỗng đổi thay, mơ màng, lãng mạn và đa cảm, như chính thế giới tuổi thơ trong trẻo đến mủi lòng.

Có lẽ đây là câu chuyện đậm màu sắc cổ tích nhất trong tác phẩm. Mọi chuyện như được sắp đặt một cách tình cờ, cuộc gặp gỡ của cô tiên kể chuyện cố tích và người cá, mối tình chưa biết mặt đã yêu của cô tiên và bố của người cá … Sự tình cờ đưa đẩy để họ trở thành những mảnh ghép nối của một gia đình nhỏ. Bao bọc trong không khí của câu chuyện là sự sáng trong của tâm hồn người cá, sự yêu thương của người đàn bà và người đàn ông. Nhưng cái kết của câu chuyện cổ thời hiện đại ấy là không có màu sắc thần tiên. Cuối cùng, người cá chết vì kiệt sức sau một thời gian dài ngâm mình trong bể bơi. Người cá lại không hề biết bơi và chết vì nước. Đó là một nghịch lí đau xót của cuộc sống hiện đại. Người mẹ kế yêu thương của người cá lại quên bẵng đứa con của mình vì đắm chìm với mối tình cũ. Người bố yêu thương nó thì mải miết cùng chuyến công tác và thậm chí còn không ở bên cạnh nó trong những giây phút cuối cùng. Gia đình yêu thương tan biến. Những thanh âm trong trẻo, hạnh phúc nhất trong tác phẩm cuối cùng đã đứt vỡ. Đến những phút cuối đời, người cá vẫn… đòi nghe chuyện kể", thằng Cá thỉnh thoảng lại hỏi xem con chó có đến không?... Nó vẫn mơ hồ về sự thật của cuộc sống bởi luôn được bao bọc bởi những câu chuyện cổ tích.

Người Cá như một thanh âm lạc lõng trong chuỗi bản nhạc xô bồ. Cuộc sống đầy những toan tính bon chen, những điều giả trá không thể dung nạp được một

tâm hồn quá đỗi trong trẻo và mù nhoà về cuộc sống như thế. Cái chết của nó như là một qui luật đào thải nghiệt ngã của hiện thực cuộc sống. Cái chết của người cá phần nào đó giống với cái chết của nhân vật đứa trẻ 2 tuổi trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) hay sự ra đi của bé Hon trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài). Những nhân vật ấy đều ra đi khi chỉ mới là những đứa trẻ. Dường như sự sáng trong, thánh thiện đến mù mờ về cuộc sống không thể tồn tại trong xã hội đầy những biến động đổi thay, đầy những toan tính vụ lợi này Sự ra đi hiểu theo một cách khác thì có ý nghĩa như là sự bảo tồn của cái đẹp. Tâm hồn sáng trong ngây thơ của người Cá sẽ vĩnh tồn trong lòng người đọc.

Đây phải chăng là những thông điệp, những ngẫm suy của nhà văn đối thoại với bạn đọc.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 44 - 47)