Thời gian dòng ý thức

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 74 - 76)

Song trùng với sự dịch chuyển của điểm nhìn không gian là sự thay đổi của điểm nhìn thời gian. Thời gian hiện tại, quá khứ, thời gian cuộc đời, thời gian thực và thời gian trong truyện cổ. Điểm nhấn của tác phẩm là sự chuyển hoá linh

hoạt giữa thời gian cuộc đời trong tác phẩm. Kết cấu "truyện trong truyện" tạo đà cho sự đan xen thời gian cuộc đời của các nhân vật. Từ người đàn ông (anh), người đàn bà (chị) đến hoạ sĩ trồng chuối hột, người mẹ, giáo sư 1, giáo sư 2… Sự chuyển biến linh hoạt giữa điểm nhìn thời gian cuộc đời tạo nên sự xen kẽ những câu chuyện một cách tự nhiên. Nó cũng thể hiện sự đa phức của mảng hiện thực nhà văn phản ánh. Ở đó không chỉ có câu chuyện của người kể mà còn câu chuyện của biết bao số phận, không chỉ có chuyện của quá khứ hay hiện tại mà còn là sự dịch chuyển từ quá khứ đến hiện tại, sự đối sánh từ hiện tại trở về quá khứ …

Mười lẻ một đêm là những mẫu người dị hợm và lố bịch trong cuộc sống nước ta đầu thế kỷ XXI. Đó là họa sĩ Chuối Hột, người rất thích trồng cây chuối trong tình trạng khỏa thân Người bóng nhẫy, trắng lôm lốp như cây chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng lưng chừng trời. Nhân vật Bà mẹ cũng đậm chất dị hợm. Qua năm lần đò và vô vàn những cuộc phiêu lưu tình ái, tất cả đều diễn ra trước mắt đứa con gái, … Con bé phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ... Sau năm lần ly dị, bà mẹ được năm cái nhàNgười chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao. Người đọc phải bật cười khi cô con gái kết luận: Mẹ ngửi thấy mùi đàn ông và mùi đất đều chén được. Một cặp nhân vật rất dị biệt nữa là cặp giáo sư Một tên Xí và Hai tên Khỏa. Ông Khỏa vốn là chồng thứ năm của Bà mẹ. Ông mắc chứng chỉ bật lên tiếng cười thôi thì cứ thế cười mãi. Không sao hãm lại được. Hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cười. Có lần hướng dẫn luận văn cho một nữ sinh, ông cứ nắm lấy đùi cô. Cô xin phép về. Thầy vẫn nắm đùi cô. Thầy cười, chuỗi cười bất tận. Cô nữ sinh hoảng quá, Đúng lúc nàng (nhân vật Bà mẹ) về. Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái. Tịt. Nàng hắt chân con kia ra khỏi tay chồng. Dứt… Chuyện về những con người như thế, đôi tình nhân kể cho nhau nghe trong thời gian họ “bị nhốt” trong một căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm. Trong Mười lẻ một đêm, lần lượt diễn ra biết bao chuyện. Từ chuyện của đôi tình nhân, chuyện về các nhân vật dị hợm, đến chuyện về các quan ông, cả chuyện các quan bà. Hội

các phu nhân thứ trưởng, các phu nhân bộ trưởng. Đúng là chuyện mua quan, bán tước, mua đất bán lời lớn, gian ngoan có thừa. Có chuyện vợ một ông to ăn cắp cái đĩa sứ trong một bữa tiệc ngoại giao sang trọng, lột tả cái thô lậu không sao gột sạch được trong căn tính các mệnh phụ…

Theo dòng kí ức của “anh” và ‘chị”, bao nhiêu mảnh đời, số phận cũng như những mặt xấu của xã hội được Hồ Anh Thái phác họa một cách đầy tinh tế nhưng cũng rất châm biếm sâu cay. Vì theo hồi ức nên dường như thời gian có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Từ những kỉ niệm đẹp trong khoảng thời gian anh chị còn bên nhau cho đến nỗi niềm thầm kín, đau khổ của cả hai người. Đây là một thủ pháp rất đặc biệt làm cho điểm nhìn của tác phẩm trở nên đa dạng, đa chiều hơn.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 74 - 76)