Thời gian hồi cố

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 76 - 80)

Thời gian hiện lên khá rõ ràng cụ thể, lần lượt những hồi ức được kể lại trong khoảng thời gian là mười một ngày đêm. Chỉ trong khoảng thời gian như vậy mà bao nhiêu câu chuyện được lần lượt ùa về theo trí nhớ của ‘anh” và “chị”. Hai con người này đã đưa chúng ta quay về với quá khứ nơi mà họ đã từng có những kỉ niệm vui buồn lẫn lộn. Từ câu chuyện của chính bản thân họ cho đến những việc hằng ngày mà họ trải qua. Đó là những việc mà trước đây họ cho là bình thường, nhạt nhẽo nhưng bây giờ nó lại trở nên vô cùng quan trọng, quý giá với họ.

Thời gian chủ yếu trong mười lẻ một đêm chính là thời gian hồi cố, khoảng thời gian thường xảy ra vào ban đêm. Đây là thời gian thích hợp để người ta ngồi nghĩ lại những chuyên đã qua. Vì vậy tràn ngập cả căn phòng là một khoảng không đầy huyền ảo. Và cứ thế trong không gian tưởng chừng tù túng này tất cả những suy tư, bộc bạch cũng như những hiện thực của cuộc sống được khơi gợi trong tâm thức của hai con người đã từng có một thời yêu nhau say đắm này. Đầu tiên là sự hồi cố về mối tình đã qua, một tình yêu đầy éo le, trắc trở. Những cuộc du lịch, tham quan là những kỉ niệm khó quên trong tâm thức của cả hai. Không những thế, những điều thầm kín chôn dấu tận đáy lòng giờ đây lại được bộc bạch

theo từng dòng hồi ức của cả hai con người có số phận thăng trầm, lận đận. Tiếp theo đó là hồi ức về người mẹ trăng hoa đã gây cho chị bao nỗi khổ nhục hay là cuộc gặp gỡ định mệnh của chị và ông Vip cho đến công việc hằng ngày với những bề bộn của cuộc sống lại một lần nữa hiện diện trong tâm trí chị. Không chỉ riêng chị mà tâm trạng anh cũng rối bời và không khỏi xúc động khi anh lại hồi tưởng về quá khứ. Chuyện tình của anh với chị cũng là một kỉ niệm không thể nào quên, nó luôn ngự trị ở một nơi nào đó trong trái tim anh. Rồi đến những lo taon của cuộc sống thường nhật, những trắc trở, khó khăn trong công việc cũng là dấu ấn không bao giờ phai nhòa trong anh. Tất cả như vẫn còn đâu đây và hòa quyện vào nhau không tách rời.

C KẾT LUẬN

Quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái gần như trùng khít với hành trình đổi

mới của văn học Việt Nam những năm sau chiến tranh. Sau gần 30 năm sáng tác, Hồ Anh Thái đã có những đóng góp đáng kể cho tiến trình đổi mới không mấy dễ dàng của văn học Việt Nam sau 1975. Nhà văn đã bền bỉ tạo nên một dòng chảy riêng giữa nguồn chung văn chương đương đại. Hồ Anh Thái là người có nhiều tìm tòi, có ý thức cách tân trong nghệ thuật nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong cách thể hiện con người theo quan điểm riêng của mình. Vì thế sáng tác của ông đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Xét từ quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tôi nhận thấy trong các sáng tác của Hồ Anh Thái nói chung và trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm nói riêng có một số điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học là điểm tựa của sáng tác văn học và tiếp nhận văn học, xét từ góc độ người sáng tạo và người thưởng thức. Quan niệm nghệ thuật về con người là hướng tiếp cận hợp lí để tìm hiểu, đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn học, là cơ sở cho người tiếp nhận có những lí giải đúng đắn về sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong sáng tạo văn học. Quan niệm nghệ thuật về con

người trong văn xuôi sau 1975 đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa. Văn xuôi Việt Nam giai đoạn này hướng về cá nhân con người với những số phận cụ thể. Những tư tưởng riêng của con người mới là mục đích của sự phản ánh. Các nhà văn hướng ngòi bút của mình vào thế giới tâm hồn, khám phá chiều sâu tâm linh để nắm bắt những trạng thái tinh thần, tình cảm tự nhiên, những cảm xúc khó lý giải của con người.

Thứ hai, tìm hiểu sáng tác của Hồ Anh Thái từ góc độ quan niệm nghệ thuật về con người cho thấy Hồ Anh Thái là nhà văn có cái nhìn bao quát, tinh tế và nhạy cảm về con người và đời sống xã hội. Trong đó hiện thực cuộc sống không hiện lên xuôi chiều đơn giản mà là một thế giới đa chiều đầy biến ảo. Hồ Anh Thái quan niệm cuộc đời như những mảnh vỡ, như một nhà cười khổng lồ. Từ cái nhìn đa chiều về cuộc đời Hồ Anh Thái đã có những cảm nhận riêng sâu sắc về con người và số phận con người. Trong tác phẩm của ông hiện ra nhiều kiếp người, nhiều cảnh đời ở nhiều thời điểm, nhiều tình huống khác nhau. Ở đó thể hiện những cảm nhận sâu sắc về nhân sinh của nhà văn.

Thứ ba, quan niệm nghệ thuật về con người đã chi phối đến nghệ thuật sáng tác văn học của Hồ Anh Thái. Bên cạnh việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật truyền thống, nhà văn đã khai thác hiệu quả yếu tố tâm linh để sáng tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng với cách nhìn độc đáo. Với mỗi loại nhân vật, Hồ Anh Thái luôn có cách thức xây dựng sao cho phù hợp nhất. Hầu hết qua các tình huống, các chi tiết, người đọc đều có thể cảm nhận được những suy nghĩ, đánh giá của Hồ Anh Thái về con người.

Nghệ thuật tổ chức cốt truyện cũng là một cách thức quan trọng để Hồ Anh Thái thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình trong tác phẩm. Trong các sáng tác của ông vừa có kiểu cốt truyện đầy đủ, chặt chẽ vừa có những truyện không có cốt truyện hay kiểu cốt truyện lắp ghép, thay đổi vị trí sự kiện. Với cách tổ chức cốt truyện linh hoạt Hồ Anh Thái vừa diễn tả được khả năng vươn tới sự hoàn thiện, vừa thể hiện được bi kịch của những thân phận và cả những thói xấu của con người.

Đa giọng điệu là điểm đặc sắc trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Ông là nhà văn làm chủ được nhiều giọng điệu trong sáng tác. Dưới ngòi bút của nhà văn các giọng điệu không tồn tại riêng lẻ mà đan cài, biến đổi qua từng tác phẩm, từng thời kì sáng tác. Đa dạng hóa giọng điệu vừa thể hiện nỗ lực, sáng tạo không ngừng để khám phá đời sống con người, làm mới văn chương, vừa giúp tác giả bộc lộ rõ hơn tư tưởng, quan niêm nghệ thuật về con người của nhà văn. Giọng điệu của Hồ Anh Thái biến đổi qua từng tác phẩm, từng thời kì sáng tác, vừa thể hiện sự phong phú và nỗ lực không ngừng để khám phá đời sống con người và sáng tạo, làm mới văn chương, vừa giúp tác giả bộc lộ rõ hơn tư tưởng, quan niệm nghệ thuật về con người của mình.

Trên đây là những đánh giá bước đầu về sáng tác của Hồ Anh Thái từ quan niệm nghệ thuật về con người của chính nhà văn. Mà đăc biệt trong đó là tiểu thuyết Mười lẻ một đêm nói đến một câu chuyện rộng lớn về cuộc sống thể hiện một cái nhìn bao quát, khả năng phản ánh và phân tích những tồn tại trong xã hội, một tài bút hài hước kiểu mới của tác giả. Tác phẩm một lần nữa khẳng định vị trí của Hồ Anh Thái, thể hiện những bước tiến dài của ông trong nghệ thuật tiểu thuyết.

Từ những nghên cứu trên đã cho chúng tôi thấy được những giá trị thẩm mĩ đậm chất nhân văn cũng như những nét độc đáo trong nghệ thuật văn chương của một nhà văn đang độ sung sức và là Người con đi dài với văn chương. Chúng tôi hi vọng ngày càng có nhiều độc giả yêu mến văn chương của Hồ Anh Thái, có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định giá trị đích thực trong sáng tác của một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi đương đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 76 - 80)