Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 55 - 60)

Thế giới nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái hiện lên rất đa dạng phong phú và phức tạp như chính hiện thực cuộc sống. Nhu cầu phản ánh chân thực cuộc sống đã thôi thúc nhà văn khám phá phát hiện, đưa vào tác phẩm những bức chân dung sinh động của nhiều dạng người, nhiều kiểu người trải dài trong thời gian và không gian.

Xây dưng nhân vật là một quá trình tìm tòi và sáng tạo. Mỗi nhà văn đều có những thủ pháp xây dựng riêng biệt mang đậm cá tính sáng tạo cảu mình.

Để xây dựng nên một thế giới nhân vật sinh động và đa dạng, Hồ Anh Thái đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Không chấp nhận những lối mòn trong sáng tác, nhà văn tài hoa này luôn dấn thân để thử sức sáng tạo, để tìm ra cho mình sự mới mẻ độc đáo.

Từ phương thức khắc chạm hệ thống hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, có thể nói, trên hành trình ý nghĩa cuộc sống, sự vong thân, vong bản của con người thời kim tiền, kĩ trị là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người nghệ

sĩ này. Những yếu tố hoang đường, phi lý giúp cho trí tưởng tượng của nhà văn và của người đọc được chắp cánh bay xa. Đây là liều vắc xin hữu hiệu để đặc trị bệnh chai sạn của tâm hồn con người trong sự phát triển, đổi thay chóng mặt của đời sống đương đại đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi lớn về ý nghĩa thực sự của tồn tại, của thang bậc giá trị xã hội, nhân sinh. Chính những điều đó đã tạo nên nét đặc sắc, mới lạ trong những sáng tác của Hồ Anh Thái.

3.1.1. Xây dựng nhân vật qua tình huống

Trong sáng tác của Hồ Anh Thái nhất là trong tiểu thuyết, tình huống đời thường đã trở thành dạng chủ yếu, nó giúp nhà văn phản ánh được một hiện thực ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống, cũng như phác họa thành công nhiều kiểu người trong xã hội hiện đại.

Nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái luôn có sự vận động biến chuyển thông qua tình huống. Tính cách thật của một con người bộc lộ rõ nét nhất, đầy đủ nhất và thích hợp nhất khi có một tình huống quan trọng. Và khi đó, tình huống không chỉ thể hiện tính cách mà còn thể hiện cả sự vận động biến đổi tính cách của con người – nhân vật trong tác phẩm. Những tình huống có tác động lớn đến nhận thức của nhân vật, là những tình huống mà khi đã trải qua thì ngay sau đó nhân vật lột xác.

Hồ Anh Thái thường đặt nhân vật của mình vào một tình huống nhạy cảm để cho nhân vật tự ý thức, tự đấy tranh để có sự lựa chọn đúng đắn nhất, lựa chọn một cách sống, lựa chọn một hướng đi sao cho thật ý nghĩa. Nhân vật của Hồ Anh Thái trong thời kì đầu sáng tác là khát vọng vươn tới sự hoàn thiện. Những thanh niên khi mới bước vào đời với rất nhiều băn khoăn về sự nghiệp, tình yêu, về các mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội. Những lo lắng, băn khoăn ấy thực sự được gỡ bỏ khi những nhân vật này đặt trong tình huống buộc phải lựa chọn.

Hồ Anh Thái còn có kiểu tình huống giả tưởng trong các sáng tác của mình. Tình huống này xuất phát từ tư tưởng hư cấu, trong đó hoàn cảnh, môi trường do nhà văn sáng tạo ra và đặt nhân vật vào để bộc lộ tính cách. Tình

huống được xem như một giả thiết, một phép thử đối với con người và cuộc sống. Hồ Anh Thái sử dụng thành công cả trong tiểu thyết lẫn truyện ngắn. Đặc biệt là trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm bắt đầu bằng tình huống có một người đàn ông và một người đàn bà bi nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm. Đó là hai người nửa bạn nửa tình thời trẻ, rồi chia tay nhau, ai cũng đã lập gia đình. Hơn mười năm mới gặp lại và lần đầu tiên họ muốn trao thân cho nhau. Họ được người bạn – Họa sí Chuối Hột – cho mượn căn hội để gặp gỡ. Anh họa sĩ tốt bụng khóa cửa buổi sáng, hẹn chiều về giả phóng cho đôi tình nhân nhưng anh ta đi luôn. Trong tình huống bị nhốt không thể thoát ra ngoài lại chẳng còn cái gì ăn, đói xanh mắt, không kể cho nhau nghe chuyện mình, chuyện người, chuyện đời,… thì người đàn ông và người đàn bà con biết làm gì, ngoài việc ái tình mà họ chỉ định làm trong đó có một ngày để trả nợ tình xưa. Chỉ một tình huống trớ trêu ấy mà cả một không gian xã hội rộng lớn đã mở ra, mở ra theo những trải nghiệm quá khứ của ba nhân vật tham gia trong tấn trò đời. Họa sĩ Chuối Hột, Người đàn ông, Người đàn bà. Tiếp đó là hàng loạt nhân vật khác. Bằng tình huống bị nhốt, Hồ Anh Thái đã phanh phui những cái lẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn trong cuộc sống. Mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống hiện tại đều anh ngổn ngang, các giá trị cần phải được nhìn nhận lại và để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không ít thời gian và sức lực cho nó.

3.1.2.Xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất

Khi xây dựng nhân vật theo quan niệm của mình, Hồ Anh Thái rất chú ý trong chi tiết. Trong tác phẩm của ông có khi chi tiết về ngoại hình, có khi chi tiết thực và ảo, chi tiết giả định, hài hước gây cười… Nhưng có một nét chung người đọc dễ nhận thấy là: chi tiết có ý nghĩa gợi bản chất rất rõ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Người đọc khó hình dung nhân vật giáo sư Một là một nhà văn hóa lớn trong Mười lẻ một đêm lại đi đái bậy ở tượng đài – một nơi trang nghiêm để nêu gương các vị anh hùng. Nó như bổ sung thêm cho hình tượng một nhà văn hóa lớn trong mắt quần chúng nhân dân. Đến lúc ấy ông nhớ ra là mình còn một việc

phải làm trước khi đi ba trăm mét nữa về nhà. Về đến nhà rồi phải chui vào toa lét khép kín thì chẳng có không gian thoáng rộng gió thổi mơn man. Mau với chứ vội vàng lên với chứ. Mau lên. Thật may đã nhớ ra. Ông bước đến ốp vào bệ quần tượng. Thoáng làm sao mát làm sao. Sự sướng sẽ hoàn hảo nếu không phải cái tội đái như tiểu liên tắc cú. Dền dứ chập chừng. Lắt nhắt tắt bật. Nhưng mà vô nhân thập toàn. Dù sao thì mọi danh hiệu không sao làm ta sướng như phút này. Mặc dù chỉ một chi tiết rất nhỏ nhưng qua đó tác giả đã làm nổi bật hơn bản chất của một nhà văn hóa lớn, bên ngoài tỏ ra là người có tri thức, có văn hóa nhưng lại có một tật xấu làm ta không thể không kinh ngạc.

Hay như qua nhân vật “chị” càng làm phong phú hơn tính cách của nhân vật này. Chị là người phụ nữ với bao thăng trầm của cuộc đời, từ nhỏ chị đã phải chứng kiến cảnh mẹ mình thay chồng như thay áo. Người đàn bà nay tuổi năm mươi tám nhưng mãi mãi có một trái tim thiếu nữ.Tuy thế nhưng trong thâm tâm từ khi bắt đầu là một thiếu nữ có ý thức, chị đã luôn nghĩ mình là lá ngọc cành vàng. Mình thuộc đẳng cấp trên. Bước đi không bao giờ bước thật dài. Bao giờ cũng khoan thai. Đi đứng thẳng thắn, đầu hơi ngẩng cao kiêu hãnh.. Không lê dép quèn quẹt gõ giầy bình bịch, nhưng cũng không nhấc chân quá cao. Nhanh nhẹn nhưng không vội vàng hấp tấp, việc trước làm trước việc sau làm sau, không làm dở cái này bỏ sang làm cái khác… Qua một chi tiết rất nhỏ nhưng lại có khả năng khái quát, đúng với tính cách của “chị”. Mỗi con người đều có một cách sống, cách nghĩ cũng như lòng kiêu hãnh riêngcủa mình. Chính vì thế nó tạo ra những đặc thù khác nhau của con người.

Ngoài ra phải kể đến tên nhân vật, nó cũng là một trong những yếu tố làm nên nhân vật, trong đó thể hiện những đặc điểm, tính cách của nhân vật. Khi nhà văn đặt tên cho nhân vật tức là đã có ý thức, có quan niệm về con người, nhất là đối với nhân vật có vấn đề. Có thể xem nhân vật là một hoán dụ, một ước lệ về chính nhân vật ấy. Ngoài những tên bình thường, những tên Ấn Độ và có những tên chỉ là những kí hiệu dành cho đối tượng của tác giả. Còn có thể tìm thấy nhiều điều độc đáo, thú vị qua tên nhân vật của Hồ Anh Thái. Dấu hiệu về tên

nhân vật có từ 1900 (trong tập truyện Lũ con hoang, với tên nhân vật nam giới là Mèo Đực hay đi tán tỉnh phụ nữ), nhưng năm 1996 trở lại đây mới rõ nét qua tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, tập truyện Bốn lối vào nhà cười, tiểu thuyết Mười lẻ một đêm và một số truyện ngắn gần đây.

Kiểu đặt tên xấu cho nhân vật hay gọi tên nhân vật cho những ký hiệu bằng các đặc điểm nổi bật, trước Hồ Anh Thái đã có người làm. Trước đây đã có những Typn, Hoàng Hôn, Văn Minh, … của Vũ Trọng Phụng; những Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận, … của Nam Cao; …Đấy đều là nhứng cái tên có vấn đề, đều thể hiện quan niệm về con người của nhà văn.

Đặc điểm nào đó của nhân vật cũng trở thành cái tên rất thú vị, giàu sức liên tưởng như Khỏa, Xí trong Mười lẻ một đêm qua tình huống Có một lần giáo sư Xí đến gọi giáo sư Khỏa đi họp đột xuất. Không gặp. Ông Xí lấy phấn trắng viết lên cửa nhà ông Khỏa một lời nhắn: Khỏa thân đến ngay nhà Xí để họp. Nhớ mang theo giấy. Chỉ qua hai cái tên tưởng chừng như đơn giản với một tình huống rất đời thường đã tạo nên một chi tiết rất hài hước, đầy châm biếm. Dường như đó cũng chính là nơi bộc lộ một phần tính cách của nhân vật.

Tên nhân vật còn được gọi theo thứ tự, tuổi tác: Ông số Một, bà số Hai, cô số Ba, anh số Bốn (Tờ khai Visa); giáo sư Một, giáo sư Hai (Mười lẻ một đêm).

Bản chất, đặc điểm của nhân vật còn được thể hiện rất rõ qua những cái tên như: Họa sĩ Chuối Hột (Mười lẻ một đêm). Chỉ với cái tên đó, người đọc có thể hình dung ra nhân vật với mọi cái xấu xa và tức cười. Tên nhân vật Họa sĩ Chuối Hột được giải thích: …Bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở. Thời trang yêu thích là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ…Hay … Người ta đặt biệt danh cho gã hẳn hoi. Chim để ngoài quần. Biệt danh đấy. Hội họa không thành gã chuyển sang lý luận hội họa. Lý luận không hấp dẫn gã tạt sang luyện yoga. Đạt đến độ dốc ngược đầu lên. Trông một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ bông ở khoảng lưng chừng trời

Hay như cái tên Mơ Khô cũng làm nỗi rõ ngoại hình, tính cách của nhân vật “chị”. Mơ Khô được giải thích như sau: … Xinh xắn cao ráo. Nhưng lưng hơi thẳng người hơi khô. Khô chân gân mặt. Hơi nghiêm. Cuối tuần không về với mẹ thì chỉ còn ngồi lại một mình trong phòng. Bốn cái giường tầng. Tám chỗ nằm thì tất cả tám cái màn gió mở toang ra. Mỗi một người ở nhà trông cả tám chỗ. Thực ra thì cũng có nhiều việc để làm. Cô lại là người mê sách. Đắm chìm trong tiểu thuyết. Mơ về một thế giới xa xôi.

Như vậy, tên gọi có vẻ trừu tượng nhưng đạt hiệu quả không hề thua kém việc khắc họa nhân vật qua ngoại hình hay qua ngôn ngữ. Và khả năng tự biểu hiện của những cái tên này rất cao, người đọc đã có thể hình dung được bản chất, đặc điểm nổi bật về tính cách, lối sống mà chư cần đi sâu vào chi tiết hay hành động của nhân vật. Hồ Anh Thái đã có dụng ý xây dựng nhân vật có tính chất đại diện cho một loại người nào đấy trong xã hội, có sức khái quát lớn. Dường như anh muốn xóa nhòa cá tính của từng nhân vật để chỉ ra đặc tính chung của một loại người. Từ đó nhà văn dẫn người đọc đi tới nhận thức về cuộc sống. Đây là một thủ pháp độc đáo được ông sử dụng thành công. Đó là những con người thiếu bản sắc, dễ hòa tan, sống hời hợt, nhợt nhạt, thể hiện sự nhố nhăng lai tạp, nhiều thói xấu của đời sống hiện đại.

Hồ Anh Thái không ngần ngại gọi tên nhân vật bằng những ký hiệu lấy ra từ những đặc điểm thuộc về nghề nghiệp, tuổi tác, chức vụ, chức danh và ngoại hình và không hề giấu diếm nụ cười hài hước trước thói xấu của con người hiện đại. Cách gọi tên nhân vật kiểu này có tác động lớn bởi nó thực sự đã động chạm

đến nhiều con người trong xã hội, đến nhiều người đọc vì có thể thấy bóng dáng mình trong đó. Với tầm bao quát rộng lớn về đời sống, với kiểu gọi tên nhân vật độc đáo đã đem lại một ấn tượng như thật, Hồ Anh Thái đích thực phải làm người tử tế, đầy trách nhiệm với cuộc đời.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 55 - 60)