Cốt truyện đời tư – thế sự

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 62 - 69)

Cốt truyện đời tư – thế sự xuất hiện khá nhiều trong cá tác phẩm của Hồ Anh Thái. Tính quan niệm của cốt truyện nằm ở cấu trúc cốt truyện, bởi vì tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống con người rộng lớn trong nhiều giới hạn không gian, thời gian nên nó có nhiều chi tiết sự kiện. Do đó, cần có cái nhìn mang tính chất tập hợp sự kiện, tình huống vào những hướng nhất định theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Hồ Anh Thái nhìn đời sống xã hội thông qua đời sống cá nhân. Do vậy, triong tiểu thuyết nhà văn thường đề cập trực tiếp đến tâm lý, tính cách, số phận ới nhau, làm cho các mối quan hệ ấy hòa trộn vào nhau tạo nên các sự kiện. Cốt truyện đời tư – thế sự thường đầy đủ các thành phần nhưng cách cấu trúc có thể theo trình tự hoặc bị đảo lộn. Từ điểm nhìn quan niệm nghệ thuật về con người, có thể thấy rằng các sự kiện và tình huống được Hồ Anh Thái đưa vào tác phẩm có tác động rất lớn đến nhân vật, nó làm cho nhân vật bộc lộ tính cách hoặc làm thay đổi đời sống nhân vật, đồng thời tạo nên những bước ngoặt cho cốt truyện.

Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm có cốt truyện tưởng như rời rạc nhưng lại được gắn kết một cách chặt chẽ. Mọi sự kiện tình huống diễn ra theo dòng kí ức của hai nhân vật là “anh” và “chị”. Nhưng nó lại được bắt đầu bằng một tình huống ở hiện tại. Đó là Có một người đàn ông và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu trong mười một ngày đêm. Mười lẻ một đêm. Và mười lẻ một ngày. Sau đó những hồi ức của quá khứ dần dần hiện về qua lời kể của của hai nhân vật chính từ câu chuyện trong gia đình đến những chuyện xảy ra ngoài xã hội đều được đề cập đến. Đầu tiên là câu chuyện về anh họa sĩ Chuối Hột – người đã đẩy anh, chị đến cảnh bị nhốt này đã được hiện lên với những chi tiết, sự kiện vô cùng trớ trêu, hài hước. Đó là một anh chàng rất hồn nhiên cởi mở Bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở. Thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ… Tiếp theo những kí ức đau buồn lại trở về trong chị từ

hình ảnh người mẹ với thiên tình sử lâm ly, dạt dào trước sự chứng kiến đầy đau khổ tuyệt vọng của chị. Nó là nỗi đau luôn được giấu kín trong cõi lòng chị nhưng giờ chính anh lại là người chia sẽ những hoài niệm đau buồn đó. Phải chăng anh là người quan trọng, là nơi an toàn để chị gửi gắm những suy tư,

những trăn trở đã hằn dấu trong trái tim nhỏ nhoi, yếu ớt của chị… Kí ức tuổi thơ của đứa con gái như một con thuyền. Lênh đênh. Nay bến này mai bến khác. Bao nhiêu lần chuyển nhà. Mỗi lần mẹ có một người đàn ông mới là một lần chuyển nhà. Con dại cái mang, mẹ đi đâu là mang con theo đấy, tất nhiên rồi. Cũng vì vậy mà con bé phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ. Mẹ dại con lang thang… Mối tình nghiệt ngã, thầm kín giữ anh và chị hiển hiện nguyên vẹn trong tâm trí yêu thương nồng cháy của hai trái tim luôn hướng về nhau này. Không những tất cả các sự kiện, biến cố trong công việc, trong gia đình của cả anh và chị đều ùa về trong hoàn cảnh bất đắc dĩ này. Phải chăng trong giây phút tưởng như nghẹt thở này người ta lại muốn bộc bạch những nỗi niềm sâu kín đã ngủ yên từ lâu lắm rồi. Ngay cả một xã hội ngổn ngang với những mặt trái của nó cũng xuất hiện trong cuộc trò chuyện này. Tư hành vi thiếu văn hóa của ông giáo sư Một đái bậy trước tượng đài cho đến việc tham nhũng trơ trẽn của ngay người chồng mà chị gửi gắm cả cuộc đời cũng được hé mở qua lời kể của một con người đã từng trải nghiệm. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại đã lột tả, phơi bày tất cả những gì vốn có của hiện thực cuộc sống đang nghiễm nhiên ngự trị.

Như vậy, cách tổ chức cốt truyện tưởng như đơn giản gọn nhẹ nhưng chứa đựng một dung lượng nội dung khá lớn. Nó vừa khép lại trong sự trọn vẹn của tư tưởng chủ đề: mỗi con người cần hướng thiện, cần phải bao dung bằng sự thương yêu, vừa mở ra một phản đề: cái ác, cái xấu xa, ngang trái còn nhiều trong cuộc sống.

3.2.2. Cốt truyện kỳ ảo, lắp ghép

Hiện thực luôn đóng vai trò cốt lõi trong tổ chức cốt truyện. Hiện thực không chỉ là cái nhìn thấy, cầm nắm được, miêu tả được. Hiện thực còn là những giấc mơ ly kì, là niềm tin tín ngưỡng, là những ước mơ ngoài tầm với, là những

ảo ảnh chập chờn… xuất hiện trong đời sống tinh thần của con người. Không khơi dậy những yếu tố kì ảo thì nhân vật hiện thực chỉ là một cái xác khô cứng thô sơ đơn điệu mà thôi. Viết về thế giới này mà chỉ sử dụng mỗi một công cụ hiện thực giản đơn là chưa đủ mà cần phải sử dụng yếu tố kì ảo. Vì vậy, hiện thực kì ảo là một cái nhìn hiện thực sâu sắc hơn, nhiều chiều hơn về đời sống.

Trong hầu hết những cốt truyện có yếu tố kì ảo của Hồ Anh Thái, cái thực vẫn là trụ cột, là điểm tựa của cái ảo. Hiện thực đôi lúc chỉ bị mờ đi chứ không bị chối bỏ. Yếu tố kì ảo lúc ấy chỉ có tác dụng làm lạ hóa hiện thực. Trên cái nền hiện thực ấy, Hồ Anh Thái chêm xen các yếu tố kì ảo tạo nên một cốt truyện đa dạng, thự hư lẫn lộn. Nếu ở một số tác giả khác yếu tố kì ảo chiếm vị trí rất lớn thậm chí xuyên suốt từ đầu đến cuối cốt truyện thì ở Hồ Anh Thái, các yếu tố kì ảo tuy sử dụng nhiều nhưng dùng như là một thứ phương tiện nghệ thuật phụ trợ cho việc phản ánh hiện thực. Với vai trò phụ gia đó, sự vắng mặt của yếu tố kì ảo vẫn không ảnh hưởng gì đến cốt truyện. Chỉ có điều nếu thiếu những yếu tố kì ảo đó tác phẩm sẽ mất đi sự hấp dẫn và bị thu hẹp phạm vi hiện thực. Sự có mặt của cái kì ảo không làm cho tác phẩm bị thần bí hóa mà hiện thực được soi ngắm lung linh hơn.

Cốt truyện kì ảo xuất hiện nhiều trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Đi vào tìm hiểu loại cốt truyện này, chúng tôi thấy hầu hết nó đều được tác giả sử dụng để nói về con người có nhiều thói hư tật xấu, chủ yếu thông qua tình huống kì ảo giả tưởng. Đây là kiểu tình huống xuất phát từ tưởng tượng hư cấu, là hoàn cảnh môi trường mà nhà văn sáng tạo ra để đặt nhân vật vào cho chúng hoạt động để bộc lộ tính cách. Tình huống này giống như một giả thiết, một phép thử đối với con người và cuộc sống buộc chúng phải phơi bày bản chất.

Hồ Anh Thái đã sử dụng tình huống gặp gỡ độc đáo của anh và chị để khắc họa rõ thêm bản chất, tính cách cũng như hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

3.3 Nghệ thuật đa giọng điệu

Giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong nghệ thuật tự sự. Đại văn hào Lep Tônxtôi đã từng nhận xét: Cái khó nhất

khi bắt tay viết một tác phẩm mới không phải là chuyện đề tài, tài liệu mà phải lựa chọn một giọng điệu thích hợp. Như vậy, cái quan trọng không phải là viết về những cái gì, mức độ phức tạp của những vấn đề được trình bày trong tác phẩm mà chính là cách thể hiện, thái độ của nhà văn về những điều mình thu nhận từ cuộc sống.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu trần thuật là: Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… [30, tr 134]. Thiếu một giọng điệu phù hợp với đề tài, tư tưởng chủ đề, với nhân cách… thì nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm. Nhìn trên phương diện giọng điệu trần thuật cũng đủ để khẳng định sự thống nhất giữa quan niệm nghệ thuật và thực tế sáng tác của Hồ Anh Thái: Văn xuôi của ông là một dòng chảy thống nhất trong đa dạng, có sự đan cài của nhiều giọng điệu. Có thể nói, thống nhất trong đa dạng là phong cách của Hồ Anh Thái. Đúng như ông quan niệm: Tôi cho rằng người có phong cách chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến. Có phong cách tức là phải đa giọng điệu, dù là anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh. HồAnh Thái là nhà văn làm cue được nhiều giọng điệu trong sáng tác. Giọng điệu trần thuật của Hồ Anh Thái đa dạng nhưng không tồn tại riêng lẻ mà luôn đan cài vào nhau. Điều này thể hiện tài năng dẫn truyện cũng như phong cách đa dạng của nhà văn. Mỗi một cái nhìn khác nhau về con người và cuộc đời sẽ cho những cảm hứng khác nhau và những giọng điệu khác nhau để truyền đạt cảm hứng đó.

Hồ Anh Thái là một người kể chuyện có duyên và có giọng đặc sắc riêng. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng tạo nên cái duyên và đặc sắc ấy chính là giọng điệu trần thuật. Ngay từ những trang viết đầu tiên nhà văn đã tạo chú ý về một lối kể chuyện hài hước sâu sắc riêng và đến những tác phẩm đạt độ

chín nghệ thuật như Bốn lối vào nhà cười, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm nhà văn đã khẳng định phong cách riêng của mình.

Trong sáng tác của Hồ Anh Thái luôn có sự tham dự của dàn hợp xướng giọng điệu, hài hước, giễu nhại, triết lý, trữ tình… Sự hòa điệu của các giọng khác nhau tạo nên một lối kể chuyện nhiều bè, những cách nhìn nhận khác nhau về cuộc sống của nhà văn. Vì thế, trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái không chỉ nêu ra một mà nhiều vấn đề, cho nên một giọng là không đủ cho tác giả diễn đạt. Dù là trong tiểu thuyết hay truyện ngắn, giọng điệu của ngôn ngữ trần thuật thường rất đa dạng, có sự đan cài nhiều giọng điệu trong mỗi tác phẩm. Sự biến ảo linh hoạt về điểm nhìn, điểm đứng của tác giả trong tác phẩm khiến người đọc không dễ xác định tư tưởng chủ đề, nội dung của nó mà phải vận dụng tư duy, tìm hiểu khám phá kĩ lưỡng tác phẩm. Sự biến đổi giọng điệu của Hồ Anh Thái gây nhiều ngạc nhiên bất ngờ, làm nên một phong cách độc đáo, phong cách viết đa giọng điệu.

3.3.1 Giọng trào phúng, giễu nhại

Trong tác phẩm này, hài hước, giễu nhại là chủ âm của bè giọng điệu. Hài hước được hiểu như một kiểu giọng vui đùa pha trò, cười cợt và châm biếm nhẹ nhàng chừng mực với mọi hiện tượng đời sống. Nó xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết sau 1975. Điều đó xuất phát từ những đổi thay của xã hội, bởi “tiếng cười chỉ tồn tại thực sự trong một quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa nhà văn và đối tượng chiếm lĩnh của văn học, đó là sự xóa bỏ khoảng cách sử thi, phi huyền hoặc, phi thành kính. Nó đem lại cho nhà văn điểm tựa có cơ sở thực tiến, điểm tựa tâm lí để chống lại thói quen lí tưởng hoá thi vị hoá, giản đơn và dễ dãi”

Nếu như tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một chuỗi cười dài thì

Mười lẻ một đêm cũng là một tràng cười liên thanh. Tiếng cười có tính chất bao quát những bình diện trong cuộc sống. Nó thể hiện qua giọng nhại "vỡ Gia Lâm chạy về Thái Hà lập căn cứ địa mới, vỡ Thái Hà chạy về Hoàng Quốc Việt lập lại chiến khu hay "đa dạng hoá và đa phương hoá. Đấy là phương châm của người đàn bà lấy chống không biết mệt này", ở sự nhầm lẫn của ngôn từ "Tìm cho tớ

xem ông trồng chuối họt ở đâu? Nộm hoa chuối à, tớ biết một nơi nhậu có nộm hoa chuối đậm đà khó quên, đến nhà hàng ở Láng Hạ nhé hay là sự hiểu nhầm

"ngon không? chỉ tay vào đĩa thịt chó. Hồng Kông hiểu ngay. Ô gút gút. Bốn ông Việt Nam rộ lên theo gút gút. Đấy hiểu nhau rồi, dễ thế. Hồng Kông khen thêm một tiếng ngon dilisớt. Nó bảo sốt sốt cái gì? Thịt chó không chấm sốt. Đồ ngu. Có thế mà thông ngôn không đầu sỏ vẫn vui. Ngôn ngữ bị chia cắt, hiểu nhầm tạo ra khoảng đứt gãy ý niệm. Mỗi người theo đuổi một suy nghĩ riêng, cách hiểu riêng và đến cuối cùng họ vẫn không hiểu được nhau.

Giọng mỉa mai châm biếm là một cung bậc cao hơn của giọng cười cợt, thể hiện rõ thái độ của tác giả. Nhà văn mỉa mai những công trình xây dựng nửa vời,

" Công trình hiện đại nào ở xứ này cũng có cái không đồng bộ. Chung cư có thang máy sang trọng, có hệ thống dịch vụ bài bản. Nhưng tình trạng mùa hè thiếu điện thiếu nước sao cũng có lúc trục trặc thang máy, cư dân từ tần hai đến tầng chín đều phải leo bộ lên đỉnh Evơrit. Sao tránh được lúc nước không bơm lên được tầng cao. Gọi xe chở nước đến mya thì chỉ tầng hai trở xuống mua được nước, các tầng trên phải mang xô mang chậu xuống mà xách lên hay sao?", tình trạng du học sinh "Con học trong nước không ra gì là cho du học, sang đấy trường giỏi, thầy giỏi nó sẽ giỏi", tình trạng xã hội nhốn nháo.

Nhà văn đặc biệt dành nhiều trang viết bàn luận về thực trạng nghệ thuật, về hội hoạ: " Vẽ hoạ tiết âm dương. Vẽ thời trang thương nhớ đồng quê, gầu nước đen, gầu nước đèn dầu tường đất. Vẽ thế được một lúc thì tự thấy tranh mình có chiều sâu triết học, có cảm xúc cội nguồn quê hương." nghệ thuật sắp đặt " Cả nhóm làm hội hoạ sắp đặt. Cả nhóm làm hội hoạ biểu diễn. Bày mấy cái chậu nhựa trên vỉa hè. Treo lủng lẳng trên mỗi chậu một cái nón. Rôi cầm vòi nước tưới lên nón cho rơi mưa xuống chậu. Thế là hoành chỉnh một tác phẩm.", điện ảnh:

"Đạo diễn chủ nhiệm mỗi người xây được biệt thự mua được cả trang trại nhờ làm phim. Chỉ có điều phim là ra không ai xem. Điên mới xem. Một câu chuyện giả tạo từ đầu đến đuôi. Những triết lý cao thượng giả dối, Những nhân vật ra vào phim như đi chợ bất chấp lôgic, vài tự nhiên ra mất hút.… Không chỉ nêu lên

những vấn đề tồn tại, bằng giọng mỉa mai châm biếm pha triết lí, Hồ Anh Thái còn khái quát lên bệnh của số đông những người làm nghệ thuật: "mắc bệnh hoang tưởng nghệ sĩ, mình còn chẳng biết mình là ai, thì thế giới xung quanh đều chỉ nhìn qua một màn sương mù của kẻ lệch lạc ". Đó là một cái nhìn thẳng thắn và có chiều sâu suy nghiệm. Những ảo tưởng, hư danh không làm sáng lên tên tuổi của những người làm nghệ thuật mà chỉ đẩy họ đi sâu hơn vào con đường mù mờ về cuộc sống.

Không chỉ tập trung mổ xẻ những vấn đề của giới nghệ sĩ, Hồ Anh Thái còn tập trung châm biếm giới giới trí thức. Từ những vấn đề như hội thảo quốc tế,

"hội thảo của ta tổ chức, một trường một viện đứng ra làm hội thảo kéo vào được một vài nghiên cứu sinh nước ngoài đang sống ở Việt Nam đến lập tức được điềm nhiêm đi kèm chữ quốc tế. Tính chất hội thảo đã khác, đến việc làm luận văn, viết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 62 - 69)