Không gian sinh hoạt đời thường

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 72 - 74)

Trong "Mười lẻ một đêm" có sự dịch biến trong không gian, thời gian và

từ bên ngoài vào bên trong. Câu chuyện ngay lúc đầu được xác định trong giới hạn không gian là "trong căn hộ trên tầng sáu (7-2) nhưng câu chuyện được kể không giới hạn trong cánh cửa mà xảy ra ở cuộc sống ngoài kia, nhốn nháo và đầy nghịch lí. Không gian mở rộng từ khoảng hẹp là thành phố, nông thôn rồi rộng hơn là không gian các nước khác như nước Mĩ, các nước Châu Âu. Đó không chỉ là không gian xã hội bao quát mà còn là không gian riêng tư của những gia đình, phòng trà, phòng khách, không gian chính giới, học thuật … Tất cả đều được mở ra cả chiều rộng và chiều sâu. Điều đáng chú ý là điểm nhìn luôn được dịch chuyển linh hoạt, từ toạ độ ban đầu (căn phòng) chuyển đến các không gian rồi quay trở về toạ độ cũ, lại tiếp tục dịch chuyển. Tưởng như điểm nhìn ấy có một toạ độ trung tâm : căn phòng và những toạ độ biên, các không gian rộng mở, những không gian hẹp khác. Giữa các toạ độ ấy luôn có sự liên kết, song chiếu lẫn nhau.

Những thói quen thời bao cấp kéo dài cùng thói học đòi thời mở cửa, đâu có thiếu gì trong cuộc sống hôm nay. Nhà văn nắm bắt rất nhanh, và bằng văn chương, anh điểm đúng huyệt nó. Đến tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, người đọc có thể phải bật cười rất nhiều. Tên cuốn tiểu thuyết khiến ta có chút nhớ tới tác phẩm Ngàn lẻ một đêm của người Ba Tư, với trí tưởng tượng vô cùng phóng túng, họ kể những câu chuyện nhiều khi bất chấp lôgic. Mười lẻ một đêm cũng có sự phóng túng trong tưởng tượng của nhà văn, lại có cả lối bố cục liên tiếp mở ra

những câu chuyện, mở ra nhiều khung cảnh sống, nhiều không gian khác nhau. Nhưng đây là cuộc sống Việt Nam hiện tại, chứ không phải là thế giới cổ tích của Ba Tư xưa.

Chính vì thế, không gian được hiện lên rất đời thường ngay từ căn hộ của anh chàng Họa sĩ Chuối Hột. Tất cả đều giản dị, sống động dưới ngòi bút đầy tài hoa, tinh tế của Hồ Anh Thái…Của đáng tội có một cái giường, cạnh giường có một cái tủ quần áo kiểu tạm, riđô kéo phécmơtuya bao quanh móc áo. Một cái bếp ga chẳng biết có còn ga. Một cái tủ lạnh chẳng biết có còn đồ lạnh… Căn hộ bảy mươi mét vuông, một phòng khách, một phòng ăn, hai phòng ngủ là quang cảnh vườn không nhà trống, chiến thuật tiêu thổ kháng chiến thời chống Pháp. Một không gian bị bó hẹp trong căn hộ mười bảy mét vuông rất đơn giản và đầy mộc mạc. Nó đậm chất đời thường nhưng có vẻ gì đó là sự tuyền toàng. Không chỉ dừng lại ở đó mà không gian được trải rộng ra ngoài với những điểm đến là làng quê, thành phố cho tới những nơi xa xôi hơn. Có thể nói rằng không gian trong tác phẩm không bị bó hẹp mà được dàn trải ra cả những không gian ngoài xã hội, thậm chí còn ở nước ngoài với những phong tục đặc trưng của mỗi nơi đã làm rõ hơn bộ mặt xã hội đương thời đầy ngổn ngang, xô bồ qua dòng kí ức của hai nhân vật chính. Do vậy, nó tạo cho tác phẩm có nét độc đáo, mới lạ đến kinh ngạc. Tuy không gian được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau nhưng giưa các không gian luôn có sự thống nhất, cân xứng hài hòa với nhau. Chính vì thế phẩm gây sự hấp dẫn, tò mò và lôi cuốn công chúng những người yêu nghệ thuật.

3.4.1.2. Không gian tâm lý

Đây là không gian mà nó vốn có qua đó bộc lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhân vật và cả chính bản thân tác giả.

Trong tác phẩm Mười lẻ một đêm, không gian tâm lý được gói gọn trong căn hộ trên tầng sáu qua diễn biến tâm trạng của “anh” và “chị”. Tất cả những cung bậc cảm xúc hiện lên một cách rất chân thật, rõ nét trong không gian đời thường đó là căn hộ của anh chàng độc thân Họa sĩ Chuối Hột. Dường như không gian cũng thay đổi theo tâm trạng của hai nhân vật. Căn phòng trở nên tù túng, ngột

ngạt trong mắt họ…Không có điện thoại, chung cư chất lượng cao trở thành cô đảo. Cư dân sau giờ làm việc, rời công việc rời nơi làm ăn về nhà là tự xác định tách biệt với thế giới bên ngoài…Không gian hiện lên đầy vẻ cô liêu, ảm đạm. Phải chăng tâm trạng lo lắng, bồn chồn đã tạo nên một không gian như thế. Tâm lí được đẩy từ cao trào lên đỉnh điểm rồi lại kết thúc một cách đầy ngạc nhiên và vô cùng lý thú. Ở hoàn cảnh đó bao nhiêu phỏng đoán hiện lên trong suy nghĩ của họ. Chính những bối rối, rụt rè đã tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đầy thú vị trong khoảng không gian này…Anh chàng với cô nàng tình nhân, không ai lý giải nổi vì sao mình lại bị nhốt như thế này. Bao nhiêu suy luận phỏng đoán. Qúa trưa không thấy gã về thì cho rằng gã mải mê quá chén với bạn bè. Chiều muộn không thấy gã về thì nghĩ gã say. Tối thì đoán gã vẫn còn say. Đêm thì bắt đầu nghĩ hay gã bị tai nạn, nhưng cứ phấp phỏng hy vọng gã sắp trở về…Tâm trạng họ gần như hoang mang, rối bời vì những kế hoạch, những công việc của họ đã lỡ. Những ngày đầu tiên trong căn hộ tâm trạng họ càng ngày càng nặng nề hơn. Và chính nó đã làm cho không gian cũng trở nên trống trải, lạnh lẽo và nó như tách biệt hẳn với thế giới ít ngày….Ngày thứ hai, người đàn ông đã thử tìm một sợi dây thép, một cái tuốcnơvít để xử lý ổ khó từ bên trong. Căn hộ hoàn toàn trong tình trạng vườn không nhà trống. Đố tìm ra nỗi cái gì…Nhưng ngay sau đó tâm trạng của họ lai đột ngột thay đổi …Buổi sáng đầu tiên hai người gặp lại trong căn hộ này phải nói là nồng nàn tình ái. Dân mình ăn đi kèm với chơi. Chơi rồi lại ăn. Bữa đại tiệc kết hợp ẩm thực với sex…

Có thể nói rằng không gian cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc. Nó chi phối đến mọi yếu tố khác từ kết cấu, nhân vật cho đến nội dung tư tưởng trong tác phẩm.

3.4.2 Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái (Trang 72 - 74)