Tiến trình hình thành và phát triển của Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng văn hóa doanh nghiệp VN (Trang 35 - 36)

II. Một số yếu tố ảnh hởng tới Văn hóa doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp chịu ảnh hởng của nhiều yếu tố:

1. Tiến trình hình thành và phát triển của Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Nam

ở nớc ta nếu chỉ tính trong 100 năm qua, thì trong những năm đất nớc bị

đô hộ, nhiều doanh nhân đã khởi xớng những ý tởng rất mới trong việc phát triển công thơng nghiệp, hình thành những nền móng đầu tiên của VHDN nớc ta, đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh, dũng cảm cạnh tranh với t bản Pháp, Hoa lúc đó đang làm chủ trên thị trờng. Lịch sử đã ghi lại tên tuổi của những doanh nhân thời đó là "t sản dân tộc" nh Bạch Thái Bởi, đợc coi là "vua vận tải Bắc Việt đầu thế kỷ", "bậc anh hùng trong kinh tế giới nớc nhà" (lời nhà học giả Nguyễn Văn Tố), nh Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn Resistanco dùng th- ơng hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đơng thời, nh Trần Chánh Chiếu, đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh và ra báo, là một trong những nhân vật quan trọng của phong trào Minh Tân đất Nam Kỳ vào những năm đầu của thế kỷ XX nh Trơng Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng cả nớc. Thời đó, phong trào Duy Tân dấy lên rầm rộ từ miền Trung đến miền Bắc, ngoài việc khuyến khích nâng cao dân trí, canh tân đất nớc, đã kích thích nhiều doanh nhân ngời Việt lập ra các hiệu buôn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Rồi đây, chúng ta còn có dịp tổng kết để đánh giá một cách đầy đủ hơn những bớc phát triển của doanh nhân Việt Nam trong lịch sử, nhng điều có thể khẳng định là: trên khắp đất nớc ta, trong những năm bị đế quốc thống trị, đã có không ít những doanh nhân ý thức đợc nỗi đau mất nớc, luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh - một nội dung cơ bản của VHDN.

Trong những năm thực hiện thể chế kế hoạch hoá tập chung, do thị trờng và các quy luật của thị trờng không đợc công nhận, các doanh nghiệp nớc ta tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh đợc ban hành từ trên, sản phẩm làm ra đợc giao nộp lên cấp trên, không tính đến nhu cầu thị trờng, không hoạch toán đến giá cả, cộng với tiền lơng, tiền thởng trong doanh nghiệp không gắn với kết quả sản xuất, v.v... Thể chế kế hoạch hoá tập trung cũng không bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp với t cách là một thực thể kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh của ngời quản lý doanh

nghiệp. Tình trạng đó đã làm sai lệch bản chất của kinh doanh, cũng có thể gọi đó là "sản xuất mà không kinh doanh".

Tuy vậy, cũng trong thời kỳ này, có những cán bộ quản lý doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệp cách làm ăn mới, tạo ra một số mô hình kinh doanh có hiệu quả. Những mô hình này đã nêu lên một số nét đặc trng của VHDN thời kỳ đó: tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo, vơn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Truyền thống văn hoá đó đã có ảnh hởng tốt đối với thế hệ doanh nhân ngày nay.

Công cuộc đổi mới đợc khẳng định từ Đại hội toàn quốc lền thứ VI của Đảng (12.1986) và thể chế kinh tế thị trờng đợc công nhận đã mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nớc ta những điều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bớc hình thành VHDN phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở nớc ta, đó là VHDN Việt Nam. Công cuộc đổi mới đã đem lại sự giải phóng các lực lợng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mọi công dân trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đó cũng là phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho công cuộc trấn hng đất nớc; mọi ngời đợc tự do phát huy tài năng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nớc, nh Đại hội IX của Đảng đã quyết định. Có thể nói đây là sự thể hiện nổi bật nhất của văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý: là sự lãnh đạo phù hợp quy luật phát triển của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của cả dân tộc, một dân tộc gan góc đấu tranh chống ngoại xâm trong hàng thế kỷ, nay không cam tâm chịu mãi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Chính công cuộc đổi mới đã mở đờng cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp dân doanh và đội ngũ doanh nhân mới, mở đờng cho sự hình thành và phát triển văn hoá doanh nhân mới, mở đờng cho sự hình thành và phát triển VHDN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng văn hóa doanh nghiệp VN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w