Kinh nghiệm tổ chức đấu giá tại một số địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động KD dịch vụ tổ chức sự kiện của Cty tnhh liên hiệp nguyễn lê (Trang 36)

1.3.1. Thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác đấu giá QSDĐ. Chủ trương đổi đất lấy cơ sở hạ tầng cũng đã được Thành phố bàn đến và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai từ năm 1997, đến năm 1998 Uỷ Ban nhân dân thành phố đã cử một đoàn cán bộ vào nghiên cứu tình hình thực hiện tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ chế đổi đất lấy cơ sở hạ tầng đã không được triển khai thực hiện. Đến năm 2002, đấu giá QSDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội mới bắt đầu được triển khai trên địa bàn xã Uy Nỗ huyện Đông Anh. Từ đó đến nay, công tác đấu giá QSDĐ đã được Thành phố quan tâm như là một trong các giải pháp tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô với mục tiêu đạt 2000 tỷ mỗi năm. Thực tế công tác đấu giá QSDĐ đã đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.Trong năm 2004,2005 Thành phố đã không hoàn thành chỉ tiêu về diện tích đất đấu giá do tiến độ thực hiện đấu giá quá chậm so với kế hoạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như các quy định về đấu giá QSDĐ còn nhiều hạn chế và kẽ hở. Như về phương thức đấu giá theo thửa đất còn nhiều bất cập do nó chỉ cho phép người đấu giá theo lô đã đăng ký, không được tham gia các vòng tiếp theo nếu không thuộc lô đất đã đăng ký trước. Còn đối với phương thức đấu giá cả lô lớn thì số tiền bảo lãnh dự đấu giá lại khá lớn nên sẽ hạn chế số lượng người tham giá đấu giá, đặc biệt là các cá nhân. Vì thế giá trúng các lô đất thường không cao, thu ngân sách không hiệu quả. Phương thức đấu giá này còn làm cho đất không đến được với người dân có nhu cầu sử dụng thực sự mà chủ yếu dành cho

những người có tiền của và có điều kiện dự phiên đấu giá. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như quy hoạch bị điều chỉnh,nguồn kinh phí để giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn hạn hẹp …Trong năm các năm 2006, 2007,2008 Thành phố đã chấn chỉnh lại các hiện tượng bất cập trong các năm trước như hạ tầng không hoàn chỉnh đã mang ra đấu giá, quy hoạch bị điều chỉnh, thi công lộn xộn… UBND Thành phố cũng kiểm tra công tác “hậu đấu giá” ở một số địa bàn như quận Tây Hồ, Long Biên… Các phiên đấu giá QSDĐ trong có giá trúng cao.

Các dự án đấu giá QSDĐ đang đóng góp một phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương phát huy nội lực từ đấu giá QSDĐ của UBND Thành phố

1.3.2. Thành phố Vũng Tàu.

Đến những năm 1997-1998, quan hệ hàng hoá lần đầu tiên được đưa vào trong quan hệ chuyển giao đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng bắt đầu được hình thành thông qua cơ chế đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Một số dịa phương đã thực hiện cơ chế này, trong đó điển hình là Bà Rịa-Vũng Tàu.

Với phương châm “lấy đất nuôi đất”, UBND tỉnh giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đấu giá QSDĐ cho nhà đầu tư, hạn chế hình thức cho thuê, giao đất dài hạn. Trong bước đầu thực hiện, việc đấu giá QSDĐ còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục chưa hoàn thiện.Toàn bộ số tiền thu được từ việc đấu giá QSDĐ sẽ được sử dụng phục vụ cho việc khai thác các lô đất khác và đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào cho các dự án. Như vậy, trong một thời gian ngắn, tỉnh sẽ huy động được nguồn kinh phí từ việc khai thác quỹ đất phục vụ cho việc đầu tư phát triển, thay vì áp dụng hình thức cho thuê đất dài hạn như trước đây phải kéo dài từ 30 – 50 năm. Việc đấu giá QSDĐ không chỉ có lợi cho nhà nước mà còn phù hợp với nguyện vọng của đa số các nhà đầu tư. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đã quá mệt mỏi với việc bồi thường giải phóng mặt bằng sau khi được giao đất dự án. Bằng hình thức đấu giá, nhà đầu tư được giao “đất sạch”, triển khai dự án nhanh, không phải lo chuyện giải quyết khiếu nại

Theo quy định, đối với những lô đất có giá trị lớn phải tổ chức đấu thầu chọn đơn vị thẩm định giá. Tuy nhiên, để đơn giản hóa các bước thủ tục, Trung tâm Phát triển quỹ đất đề nghị UBND tỉnh chọn một đơn vị thẩm định giá đủ năng lực để xác định giá khởi điểm cho tất cả các lô đất mà không cần tổ chức đấu thầu.

1.3.3. Nhận xét chung.

Từ kết quả của những dự án đấu giá QSDĐ tại các địa phương trên cho thấy chủ trương đấu giá QSDĐ nhằm phát huy nội lực từ đất đai, tạo nguồn vốn bổ sung đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là hoàn toàn đúng đắn. Việc đấu giá QSDĐ, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với quỹ đất được sử dụng để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vừa đảm bảo cho công tác quản lý sử dụng đất, khai thác có hiệu quả, phát huy hết tiềm năng đất đai, đồng thời việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.Đấu giá QSDĐ là việc làm khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Thứ nhất là hầu hết các bước thủ tục quy định rất chặt chẽ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, trong khi đơn vị thực hiện chưa có cơ chế tài chính, nên chưa thể chủ động trong hoạt động. Việc lựa chọn đơn vị thẩm định giá cũng chưa có sự thống nhất.

Thứ hai phải thống nhất trong chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện từ UBND tỉnh đến các Sở, ngành, và các quận, huyện, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện.

Thứ ba là thực hiện công khai, có quy chế đấu giá phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được tham gia đấu giá.

Thứ tư là chuẩn bị các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổ chức đấu giá, trong đó: công tác quy hoạch phải chủ động đi trước một bước.

Thứ năm là cải cách thủ tục hành chính, uỷ quyền, phân cấp mạnh hơn cho UBND huyện trong quản lý, đầu tư tạo điều kiện cho dự án được triển khai nhanh. Cần cải tiến thủ tục về thu hồi đất, thủ tục về quản lý đầu tư, xây dựng; thủ tục về cung ứng vốn đầu tư, uỷ quyền, phân cấp cho UBND các huyện, trong việc giải phóng mặt bằng, ban hành quy chế đấu giá và tổ chức đấu giá, tiến độ thực hiện dự án đã được đẩy mạnh đáng kể.

Thứ sáu là việc sử dụng toàn bộ tiền thu được từ đấu giá QSDĐ để phục vụ lợi ích công cộng và dân sinh là yếu tố quan trọng để nhân dân, nhất là nhân dân nơi thu hồi đất đồng tình ủng hộ cho các dự án đấu giá QSDĐ

Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG- PHÚ THỌ.

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ,kinh tế xã hội huyện Đoan Hùng. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Đoan hùng là huyện miền núi nằm phía bắc tỉnh Phú thọ, cách thành phố Việt trì ( Trung tâm tỉnh lỵ Phú thọ) 50 km và có diện tích tự nhiên là 30.261,34 ha. Trên địa bàn có 2 sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Chảy, ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, suối nên rất thuận tiện cho lưu thông hàng hoá , tưới tiêu phục vụ sản xuất nhưng hàng năm thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, điện nước : Các tuyến đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm thường xuyên được tu sửa và nâng cấp,100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các công trình xây dựng điện có nhiều chuyển biến đáng kể. Đến nay, 28/28 xã, thị trấn trong huyện đã có lưới điện quốc gia. Hệ thống mương máng thuỷ lợi nội đồng, đê điều được thường xuyên tu sửa, cải tạo nâng cấp. Chương trình kiên cố hoá kênh mương đang được tiến hành tại 10 xã. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển khá, toàn huyện có 24 điểm bưu điện văn hoá xã. Tỷ lệ máy điện thoại đạt 2,8 máy / 100 dân.

Nguồn nhân lực :Năm 2006, dân số toàn huyện là 115.113 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 57.000 người. Toàn huyện có 54 trường phổ thông, trong đó có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đạt từ 97% trở lên. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,81%, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được thực hiện có hiệu quả

Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Năm 2008 tổng sản lượng lương thực là 43537,3 tấn, bình quân lương thực 450/kg/ người/năm

Năm 2008, cơ cấu kinh tế toàn huyện đạt: nông – lâm nghiệp 56,9%, CN-TTCN 22,2%, thương mại dịch vụ 20,9%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 44.056 tấn, vượt 20,3% so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn huyện đạt 8- 9,5%/ năm, trong đó nông- lâm nghiệp tăng 5 – 6 %, CN – TTCN 13%, thương mại - dịch vụ 10%.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Những năm qua, sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện phát triển tương đối đồng bộ. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2006 đạt 102 tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài quốc doanh đạt 75 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 11 – 15%. Các ngành nghề trên địa bàn huyện phát triển ngày càng phong phú. Các mặt hàng truyền thống như gạch ngói, vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm sản phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu

thụ của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Sản lượng chế biến chè búp đạt 9.000 – 10.000 tấn. Các mặt hàng có thế mạnh là khai thác đá, cát, sỏi, vôi, ngoài ra còn có sản xuất mành cọ, chiếu tre, đũa gỗ và các sản phẩm lâm sản khác.

 Nông – lâm - thủy sản.

Sản xuất nông – lâm nghiệp có bước chuyển biến khá cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế đồi rừng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng từ 5 – 10%. Diện tích lúa năng suất cao ngày càng mở rộng, năng suất lúa bình quân năm 2006 đạt 49,5 tạ/ ha. Bên cạnh cây lúa, ngô, huyện còn khuyến khích phát triển các loại cây phù hợp với từng vùng như khoai, sắn, đỗ, đậu và rau màu các loại. Cây chè luôn là cây công nghiệp có thế mạnh trên địa bàn. Diện tích chè năm 2007 đạt 1.000 ha. Trên diện tích 1.300 ha, cây ăn quả của huyện chủ yếu là bưởi, cam, quýt, nhãn, vải, xoài, nhiều mô hình VACR cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng/ năm. Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện khá phát triển với 15 trang trại quy mô diện tích 10 ha trở lên.

 Thương mại - dịch vụ

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn liên tục tăng, năm 2006 đạt 95 tỷ đồng. Hệ thống chợ nông thôn ngày càng được mở rộng như chợ thị trấn, Chí Đám, Tây Cốc, Yên Kiện….đáp ứng nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá trong nhân dân.

2.2. Thực trạng công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Đoan Hùng.

2.2.1. Công tác đấu giá QSDĐ tại huyện Đoan Hùng từ khi có chủ trương đấu giá QSDĐ đến nay.

Tỉnh Phú Thọ là một trong những tỉnh trung du miền núi phía Bắc và là một trong những địa phương tiến hành công tác đấu giá QSDĐ khá muộn. Từ năm 2003, tỉnh có chủ trương đấu giá đất lấy vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng phải đến năm 2005 mới tổ chức được phiên đấu giá QSDĐ tại Thành phố Việt Trì. Thực hiện Quyết định số 4033/2003/QĐ-UB ngày 28/11/2003 của UBND tỉnh Phú Thọ quy chế đấu giá tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tâng. Bắt đầu từ năm 2005, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai các dự án đấu giá QSDĐ, nhằm tạo nguồn vốn để đầu tư cho các dự án khác. Như dự án đấu

thu 55 tỷ đồng. Đến năm 2006 công tác đấu giá bắt đầu được tiến hành tại các địa phương trên toàn tỉnh.

Đối với huyện Đoan Hùng cũng như trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ thì công tác đấu giá là một vấn đề khá mới và được triển khai thực hiện trong môt vài năm gần đây. Từ đó đến nay, công tác đấu giá QSDĐ đã được quan tâm như là một trong các giải pháp tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế công tác đấu giá QSDĐ đã đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đấu giá QSDĐ còn bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong từng năm thì kết quả đấu giá ngày càng được nâng cao nhưng cũng gặp ngày càng nhiều vấn đề gây khó khăn trong công tác đấu giá.

Trong năm 2006, huyện hoàn thành chỉ tiêu đất đấu giá. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như các quy định về đấu giá QSDĐ còn nhiều hạn chế và kẽ hở. Vì thế giá trúng các lô đất thường không cao, thu ngân sách không hiệu quả. Làm cho đất không đến được với người dân có nhu cầu sử dụng thực sự mà chủ yếu dành cho những người có tiền của và co điều kiện dự phiên đấu giá.Quy hoạch bị điều chỉnh,nguồn kinh phí để giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn hạn hẹp …

Chủ tịch UBND huyện lập và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đối với các dự án đấu giá QSDĐ đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000. Các khu đất đấu giá phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng rồi mới đấu giá, giao đất ngay sau khi đấu giá, đấu giá từng phần nhỏ là chủ yếu.

Trong năm 2007, huyện đã tổ chức 11 phiên đấu giá , đấu giá được 4000 m2 đất, thu 10 tỷ đồng .Huyện đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại việc đấu giá QSDĐ trên toàn địa bàn huyện để chấn chỉnh lại các hiện tượng bất cập trong các năm trước như hạ tầng không hoàn chỉnh đã mang ra đấu giá, quy hoạch bị điều chỉnh, thi công lộn xộn

Năm 2008, theo chỉ tiêu kế hoạch về nguồn từ đấu giá QSDĐ của tỉnh giao là 15 tỷ đồng. UBND hyện đã bố trí 3 tỷ đồng để ứng vốn thực hiện các dự án đấu giá. Cho hết

năm 2008, huyện đã tổ chức đấu giá 13 phiên tại 9 đơn vị với tổng số tiền trúng đấu giá là , đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Các dự án đấu giá QSDĐ đang đóng góp một phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương phát huy nội lực từ đấu giá QSDĐ .

2.2.2. Quy chế đấu giá QSDĐ của huyện Đoan Hùng.

Thực hiện Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu giá

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động KD dịch vụ tổ chức sự kiện của Cty tnhh liên hiệp nguyễn lê (Trang 36)