Các phương pháp đánh giá:

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 25 - 35)

Sau khi đã xác định được chi phí/ thiệt hại do bão, ta sử dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế sử dụng giá thị trường để tính toán ra giá trị tiền tệ của những thiệt hại đó. Phương pháp đánh giá bao gồm hai nhóm: phương pháp không sử dụng đường cầu và phương pháp sử dụng đường cầu.

* Thứ nhất: Phương pháp không sử dụng đường cầu:

Đây là những phương pháp khi đưa vào đánh giá không cần thiết phải sử dụng mô hình hàm cầu mà người ta dựa trên những nguyên lý kinh tế để đánh giá, kết hợp các mô hình đã có, các yếu tố ràng buộc và sự biến động trong môi trường. Các phương pháp không sử dụng đường cầu để đánh giá thiệt hại do bão

bao gồm: phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chuyển giao giá trị,

phương pháp thay đổi năng suất, phương pháp chi phí cơ hội, phương pháp định lượng tác động tới sức khỏe

1.4.3.1. Phương pháp chi phí thay thế:

- Khái niệm:

Phương pháp chi phí thay thế( phục hồi tài sản môi trường) là phương pháp mà thay vì các yếu tố môi trường bị tổn thương( mất) buộc người ta phải bỏ ra chi phí để phục hồi hay chống đỡ thì chi phí bỏ ra đó chính là giá trị của môi trường có được.

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Xác định nhân tố môi trường bị ảnh hưởng( bị mất) mà người ta phải thực hiện, tính toán chi phí thay thế.

+ Bước 2: Điều tra tính toán mức độ bị ảnh hưởng( bị mất) do tác động của các nhân tố liên quan( không khí, nguồn nước, tiếng ồn, thiên tai…). Xác định các vật thay thế, chi phí phục hồi, xác định về mặt lượng để đảm bảo được chất lượng môi trường như ban đầu.vốn có.

+ Bước 3: Tính giá trị. Để tính giá trị trên cơ sở các lượng đã xác định căn cứ vào giá của từng loại, các vật thay thế trên thị trường, chúng ta sẽ tính tổng giá trị của các vật thay thế đó. Đó chính là giá trị môi trường mà ở vị trí cần xác định mang lại.

Đối với việc đánh giá thiệt hại do bão, phương pháp này nhằm tính toán chi phí cho việc phòng ngừa trước bão và khắc phục thiệt hại do bão. Đó là chi phí bỏ ra để ngăn ngừa và bảo vệ đê điều, các cơ sở hạ tầng như công trình thủy lợi, nhà cửa, hệ thống điện, đường, trường, trạm,…để giảm tổn thất xuống mức

thấp nhất và các chi phí để khắc phục, sữa chữa đê điều, nhà cửa, tàu thuyền, ô nhiễm môi trường.

1.4.3.2. Phương pháp thay đổi năng suất:

- Khái niệm:

Phương pháp này nhấn mạnh rằng nguồn tài nguyên môi trường như là đầu vào của sản xuất hàng hóa và dịch vụ, khi đầu vào giảm dẫn đến lợi nhuận của nhà sản xuất cũng giảm.

Trong đề tài này chất lượng đất, nước là nguồn tài nguyên môi trường. Khi chất lượng môi trường xấu đi do bão sẽ làm giảm năng suất mùa màng, cây

trồng, vật nuôi nên giảm sản lượng thu hoạch của người dân làm giảm thu nhập của họ.

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Xác định diện tích bị thiệt hại của tất cả cây trồng vật nuôi. + Bước 2: Giá trị thị trường của một đơn vị cây con, vật nuôi bị giảm năng suất.

+ Bước 3: Năng suất cây con của vùng trước khi năm có bão. + Bước 4: Tính thiệt hại do giảm năng suất cây trồng vật nuôi. Thiệt hại do giảm năng suất cây trồng vật nuôi = Pi x Si x l x FKi

Trong đó:

Pi: Giá trị trường của một tấn cây con, 1 con vật nuôi thứ i bị giảm năng suất.

Si: Tổng diện tích cây, con thứ i bị giảm năng suất.

FKi: Năng suất cây con thứ i của vùng trước năm có bão. l: % năng suất giảm.

1.4.3.3. Phương pháp định lượng tác động tới sức khỏe:

Thiệt hại của bão đối với con người bao gồm : tử vong và bệnh tật. + Thứ nhất: Chi phí chăm sóc sức khỏe do bệnh tật(C1)

Chi phí này bao gồm: chi phí trực tiếp do khám chữa bệnh và chi phí cơ hội của thời gian nghỉ làm của bệnh nhân và người thân chăm sóc. Để tính được chi phí này ta cần các dữ liệu về số lần nhập viện, những ngày bị hạn chế, số lần đi khám bệnh và nhân chúng với đơn vị chi phí tương ứng.

C1 bao gồm chi phí khám chữa bệnh, chi phí thuốc men, chi phí bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe, được tính theo công thức sau:

C1 = ∑[ ( gi – Gi)x Mi] Trong đó:

C1: Chi phí trực tiếp khám chữa bệnh.

gi: Số người bệnh trung bình trong năm có bão Gi: Số người bệnh trong năm không có bão.

Mi: Chi phí khám chữa bệnh, chi phí thuốc men, chi phí bồi dưỡng. Chi phí cơ hội của thời gian nghỉ làm của bệnh nhân và của người thân chăm sóc. Chi phí cơ hội là lợi ích tốt nhất bị mất đi trong một lựa chọn kinh tế. Như vậy chi phí cơ hội ở đây chính là những thiệt hại về sản phẩm do người bệnh cũng như người thân của họ khi nghỉ làm. Với người bệnh thì mắc bệnh gây mất khả năng lao động làm giảm năng suất xã hội do đó thiệt hại sản phẩm thuần túy trong thời gian ốm đau của người bệnh là:

C2 = Gi x W x ( Ni + Di x Ki) Trong đó:

Gi: Số người bệnh.

W: Tiền lương trung bình trong một ngày. Ni: Số ngày nghỉ trung bình của người bệnh i

Di: Số ngày dưỡng bệnh nhưng không nghỉ của người bệnh thứ i

Ki: Khả năng lao động bị giảm của một bệnh nhân mắc bệnh i trong thời gian dưỡng bệnh.

Với người thân thì họ phải nghỉ làm để chăm sóc bệnh nhân do đó xã hội cũng sẽ phải mất thêm khoản sản phẩm do người thân nghỉ làm. Đó chính là chi phí cơ hội của người thân trong thời gian nghỉ làm chăm sóc người bệnh:

C3 = Gi x W x Ui Trong đó:

C3: Thiệt hại sản phẩm thuần túy do người thân nghỉ làm.

Gi: Số bệnh nhân( giả sử mỗi bệnh nhân chi có một người thân chăm sóc) W: Tiền lương lao động trung bình.

Ui: Số ngày nghỉ để trông nom bệnh nhân.

Phương pháp này thường được áp dụng khi sức khỏe của con người bị ảnh hưởng, phổ biến là sự suy thoái môi trường tác động lên sức khỏe con người. Và phương pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp bão xảy ra tác động tới chất lượng môi trường gây ô nhiễm tới môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

+ Thứ 2: Đối với trường hợp bị tử vong, khả năng chi trả được sử dụng để suy luận giá trị của một cuộc sống được thống kê( VSL) được hiểu như thế nào? Phản ứng đầu tiên của phương pháp này là không được chấp nhận về mặt đạo đức khi cố gắng gán giá trị tiền tệ cho sinh mạng của con người. Cuộc sống con

người có giá không? Ở một khía cạnh nào đó, câu trả lời là có. VSL không bao gồm giá trị của một con người không xác định nhưng nó bao gồm giá trị của việc thay đổi trong cơ hội thoát khỏi hấp hối. Tức là cá nhân sẵn sàng chi trả bao nhiêu để cứu sống bản thân họ( hoặc cuộc sống của một người đặc biệt nào đó) với giả thuyết các cá nhân có khả năng và sẵn sàng chi trả tất cả những gì họ có thể tránh được cái chết của bản thân hoặc người thân của họ. Bằng cách suy luận WTP trung binh trong giảm thiểu rủi ro, các nhà nghiên cứu ước lượng VSL là:

VSL = WTP * 1/10000

1.4.3.4. Phương pháp chi phí cơ hội:

- Khái niệm:

Đây là phương pháp bổ trợ để xác định chi phí về sức khỏe. Phương pháp chi phí cơ hội là phương pháp được xác định chi phí thực phải bỏ ra trong các chi phí được lựa chọn và tổng chi phí đó được so sánh với các thành phần khác nhau đưa vào sử dụng.

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Lên danh sách các hoạt động có thể được thực hiện ở khu vực đánh giá, bao gồm các phương án tron khai thác sử dụng cũng như bảo tồn.

+Bước 2: Xác định lãi ròng, chi phí thực hiện cho mỗi phương án đã đề ra( đã lựa chọn). Trong đó tính toán lãi ròng có vai trò hết sức quan trọng.

+ Bước 3: Xác định chi phí cơ hội.

Việc xác định chi phí cơ hội được xác định trên cơ sở lãi ròng được tính trên mỗi phương án trong đó chi phí cơ hội là lãi ròng cao nhất của phương án được lựa chọn. Giá trị này sẽ phản ánh giá trị môi trường của khu vựac tính toán.

Như đã nói ở trên chi phí cơ hội của việc sức khỏe bị giảm sút chính là phàn lợi ích lớn nhất bị mất đi khi người dân phải nằm viện và người thân chăm sóc họ.

1.4.3.5. Phương pháp chuyển giao giá trị:

- Khái niệm:

Phương pháp này được sử dụng khi không có các giá trị dữ liệu môi

trường trong một nghiên cứu cụ thể. Khi đó người ta thường mượn các giá trị lấy từ nơi khác để tính toán. Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ của năng suất cây trồng, vật nuôi và độ màu mỡ của đất, chất lượng nước hay nói cách khác đó là sản lượng cây trồng và vật nuôi thay đổi như thế nào khi đất canh tác bị nhiễm mặn và nước nuôi trồng bị ô nhiễm đã được áp dụng tại những nơi mà dữ liệu thực nghiệm không có sẵn.

Địa điểm có dữ liệu gốc được gọi là địa điểm nghiên cứu, khu vực mà lợi ích được chuyển đổi đến được gọi là địa điểm chính sách.

Phương pháp này được áp dụng trong các điều kiện như:

• Khi không đủ nguồn lực tài chính, thời gian, nhân sự để nghiên cứu mới.

• Địa điểm nghiên cứu tương đồng với địa điểm chính sách. • Các vấn đề tương tự trong hai trường hợp.

• Phương pháp đánh giá gốc hợp lý và được áp dụng một cách cẩn thận.

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Xác định một nghiên cứu có sẵn, trong đó đã dự đoán trước mối tương quan về nhu cầu của địa điểm nghiên cứu, định giá được các giá trị cần chuyển đổi tại địa điểm chính sách.

+ Bước 2: Xác định phạm vi địa điểm chính sách.

+ Bước 3: Chuyển các giá trị tại địa điểm nghiên cứu sang địa điểm chính sách.

Trong việc xác định tổn thất do bão gây ra, không phải lúc nào người ta cũng có đầy đủ dữ liệu để tính toán vì vậy cần phải sử dụng phương pháp này để chuyển đổi giá trị từ nơi khác về nơi cần tính.

* Thứ hai: Phương pháp sử dụng đường cầu:

Về bản chất, người ta xây dựng hàm cầu dựa trên nguyên lý là hàm lợi ích có được từ sự bằng lòng chi trả của người dân để tìm một hàm cầu nào đó về hàng hóa và dịch vụ. Phần giới hạn nằm dưới đường cầu chính là tổng lợi ích có được , là cơ sở để người ta xây dựng tổng giá trị về lợi ích môi trường. Đánh giá thiệt hại do bão người ta sử dụng hai phương pháp sử dụng đường cầu đó là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên(CVM) và phương pháp chi phí du

lịch( TCM).

1.4.3.6. Phương pháp đánh giá ngẩu nhiên(CVM):

- Khái niệm:

Phương pháp này bỏ qua những đánh giá có tính chất xác định trước, người ta phỏng vấn trực tiếp người dân một cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ về hàng hóa chất lượng môi trường ở vị trí cần đánh giá( xem xét). Trên cơ sở đó bằng thống kê khoa học và kết quả thu được từ các phiếu đánh giá, người ta sẽ xác định được giá trị chất lượng môi trường của khu vực cần đánh giá.

Muốn tiếp cận giá trị cuộc sống theo thống kê cần sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để bổ trợ với mục đích xác định sự sẵn lòng chi trả( WTP)

đối với sự tử vong, xem xét sự sẵn lòng chi trả(WTP) của cá nhân, hộ gia đình để giảm rủi ro tử vong.

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Xây dựng các công cụ cho điều tra bao gồm các phương tiện mà dựa trên nguyên lý để tìm ra WTP của các cá nhân. Ở bước này ta phải thiết kế một kịch bản giả định.

+ Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra của một mẫu tổng thể. Bước này ta thiết kế bảng hỏi và tiến hành khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc cũng có thể bằng điện thoại, gửi thư và gần đây người ta thường thảo luận nhóm khi đưa ra bảng hỏi.

+ Bước 3: Phân tích các câu trả lời từ kết quả điều tra. Sau khi đã có kết quả chúng ta phải tiến hành xử lý các số liệu của kết quả đó. Để làm việc này về cơ bản có hai nội dung:

• Chúng ta sử dụng các số liệu điều tra mẫu WTP để ước lượng giá trị bằng lòng chi trả trung bình của tổng thể mẫu.

• Đánh giá các kết quả điều tra để thẩm định độ chính xác của tính ước lượng. Cụ thể là thông qua các phần mềm để chúng ta xem xét tính chính xác của kêt quả đã phân tích.

+ Bước 4: Tính tổng của WTP về giá trị cuộc sống theo thống kê.

+ Bước 5: Phân tích độ nhậy, là xem xét sự thay đổi của giá trị được tính toán trước sự biến động của thị trường.Cụ thể là xem xét liên quan đến tỉ số chiết khấu và biến động về giá trị ròng.

1.4.3.7. Phương pháp chi phí du lịch(TCM):

Phương pháp TCM là phương pháp dựa trên cơ sở dựa trên những điểm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách. Thường là những điểm có chất lượng môi trường tốt. Để đánh giá chất lượng môi trường đó người ta dựa vào lượng khách du lịch để đánh giá. Chính vì vậy về nguyên tắc đối với phương pháp này, nhu cầu về giải trí sẽ bằng nhu cầu về chất lượng môi trường tại khu vực cần đánh giá. Đây là phương pháp xây dựng đường cầu trong mối quan hệ số lần đến tham quan của vị trí tự nhiên với chi phí cho một lần tham quan.

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Chọn vị trí cần đánh giá chất lượng môi trường mà vị trí đó phải đảm bảo điều kiện có nhiều khách du lịch lui tới.

+ Bước 2: Xây dựng bảng hỏi, hệ thống câu hỏi để điều tra khách du lịch trong đó những thông tin cơ bản của bảng hỏi cần phải được thể hiện thông qua các yếu tố ràng buộc, hai yếu tố cơ bản không thể bỏ qua, đó là:

• Quãng đường mà họ phải lui tới vị trí du lịch là bao nhiêu? • Trong mỗi năm họ thường lui tới bao nhiêu lần?

+ Bước 3: Tiến hành phân loại những người thường lui tới vị trí đánh giá. Việc phân loại này về cơ bản chúng ta căn cứ vào yếu tố khoảng cách, phải chia theo vùng. Những người cùng khoảng cách thid được xếp vào một nhóm.

+ Bước 4: Ước lượng chi phí đi lại và số lần lui tới của từng nhóm trên cơ sở phân nhóm ở bước 3.

+ Bước 5: Xác định mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần lui tới của vị trí đánh giá. Đây là cơ sở để ta xây dựng hàm cầu.

Phương pháp này có thể áp dụng về thiệt hại của ngành du lịch do bão, nhưng phương pháp này không áp dụng cho trường hợp bão số 7, năm 2008 tại

huyện Diễn Châu, Nghệ An vì đây không phải là địa điểm du lịch lớn nên coi như ngành du lịch không bị ảnh hưởng về lâu dài.

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w