Tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 82 - 86)

Quan trọng nhất là tuyên truyền, phổ biến các kiến thức cơ bản cho người dân về cách ứng phó với bão như khi đang ở trong nhà, khi đang đi trên đường, đi đang ở trên tàu thuyền, cách neo đậu tàu thuyền khi có bão, dự trữ thức ăn, chủ động thu hoạch các sản phẩm làm ra,…

Về lâu dài cần tổ chức các lớp huấn luyện để tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là ngư dân nâng cáo ý thức khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên biển nói riêng.

4.2.3. Quản lý:

Các cơ quan ban ngành chức năng và liên quan tới việc phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn cần đưa ra các chỉ thị, công văn, công điện kịp thời đến các địa phương để hạn chế được tối đa thiệt hại do bão.

Tuyên truyền để người dân hiểu rõ sự nguy hiểm để chủ động bảo vệ mình cùng biện pháp quản lý dân của chính quyền, LLVT, các ban, ngành vẫn là giải pháp hàng đầu. Tuy nhiên, để quản lý dân trong bão, về lâu dài phải tính tới những giải pháp chiến lược. Giải pháp được nhiều ý kiến đưa ra là xây dựng các khu trú bão tập trung đủ tiêu chuẩn. Hiện nay, nơi tránh trú bão tập trung vẫn chỉ là lợi dụng những công trình có sẵn như trường học, kho trạm, trụ sở UBND… Những công trình này không bảm bảo được các điều kiện sinh hoạt cho người dân như ngủ nghỉ, đun nấu, ăn uống, vệ sinh cá nhân… Việc xây dựng các khu trú bão cần theo hướng công trình đa chức năng, bình thường là trường học, nơi

hội họp, hoặc trụ sở của các cơ quan, nếu có bão thì mới phát huy chức năng trú bão.

Về lâu dài, di dời người dân khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, bão lũ là phương án khả thi nhất. Kinh nghiệm ở Quảng Nam là bài học cần được các địa phương nghiên cứu. Trong số gần 12.000 hộ đã được di dời thì có tới gần 9.000 hộ được di dời theo phương pháp “xen ghép”(xen ghép người dân mới vào cộng đồng đang ở sẵn). Ở nhiều tỉnh đang thực hiện chủ yếu là phương pháp di dời tập trung (đưa toàn bộ những hộ di dời tới một khu vực mới, thành lập các thôn, buôn mới). Cách làm này khiến bà con gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, về phương thức sản xuất, lạ lẫm và thiếu đủ thứ. Phương pháp di dời xen ghép giúp người dân mới đến giảm được nhiều khó khăn, nhanh chóng ổn định, được bà con láng giềng giúp đỡ. Thực tế cho thấy kinh phí của phương pháp này cũng đỡ tốn kém hơn các phương pháp khác rất nhiều.

Kết luận

Hiện nay, ở Việt Nam môi trường đã trở thành một vấn đề nóng hổi. Người ta nhắc đến thuật ngữ “ môi trường” khắp nơi, từ báo chí, tin tức thời sự, trong các cuộc họp…cho đến các chương trình giải trí mà đi cùng với đó là ô nhiễm môi trường, là biến đổi khí hậu, là nước biển dâng,…Theo dự báo của các nhà khoa học khoảng 30 năm tới hiện tượng nước biển dân sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hai dồng bằng châu thổ là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửa Long. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không ai khác chính là con người với hoạt động phát triển kinh tế chóng mặt. Tự con người đã hủy hoại môi trường sống của chính mình. Chính vì môi trường càng ngày càng bị phá hoại nặng nề mà diễn biến các hiện tượng của thiên tai nói chung và bão lũ nói riêng càng ngày càng phức tạp, khó dự báo.

Đề tài “ Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An” đã đưa ra được một mô hình về đánh giá thiệt hại kinh tế do bão và áp dụng mô hình để tính toán một số thiệt hại do cơn bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An. Việc thực

hiện đề tài đã giúp tôi nâng cao được nhiều kiến thức về chuyên ngành và một số kiến thức khác.

Tuy nhiên trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài và do sự hạn chế về kiến thức tổng hợp, tôi chưa thể xây dựng được một mô hình đánh giá thiệt hại do bão hoàn chỉnh cũng như chưa nhận dạng, lượng hóa và đánh giá được đầy đủ các thiệt hại đó. Vì vậy, đề tài cần được phát triển sâu và rộng hơn nữa để có thể giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách phát triển nền kinh tế một cách bền vững nhất.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ môn kinh tế và quản lý môi trường, Bài giảng kinh tế môi trường, Hà Nội, 1998.

2.Barry Pield & Naney Olewiler, Kinh tế môi trường, chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á, Đại học kinh tế TP HCM, 2005.

3. R.Kerry Turner, Đavi Rearce và Ian Bateman, Giới thiệu cơ bản về kinh tế môi trường, chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á.

4. Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nghệ An, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm 2008 triển khai nhiệm vụ năm 2009, 2009.

5. Trang web: www.vnbaolut.com

6. Trang web: www.vi.wikipedia.org. 7. Trang web: www.vietnamnet.vn.

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 82 - 86)