Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 38 - 42)

- Địa hình:

Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.

+ Vùng đồi núi được chia thành 2 tiểu vùng:

 Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: chủ yếu là núi thấp( bình quân độ cao 200 – 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 15°, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 15°.

 Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80m đến dưới 150m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15- 20°.

Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi đá.

+ Vùng đồng bằng:

Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 – 3,5m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao của địa hình vùng thấo trũng từ 0,5 – 1,7m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

+ Vùng cát ven biển:

Phân bố ở khu vực phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông( Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 – 3m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.

- Khí hậu:

Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn( từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa ( từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4°C, phân hóa theo mùa khá rõ nét( cao nhất 40,1°C và thấp nhất 5,7°C). Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng( độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây.

Lượng mưa bình quân 1.690 mm/ năm nhưng phân bố không đều : thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ khô hạn trên những chân đất cao. Mùa mưa ( từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8,9,10 dễ gây ngập úng ở những khu vực trũng thấp.

Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão( bình thường mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diễn tích ven các cửa sông.

- Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất:

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huỵện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất có diện tích và cơ cấu theo bảng sau:

Bảng 2.1 : Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu.

Stt Loại đất Ký hiệu Diện tích

(ha) Cơ cấu (%) 1 Cồn cát trắng Cc 1.345 4,41 2 Đất cát biển C 8.618 28,26 3 Đất mặn ít Mi 691 2,27 4 Đất mặn trung bình M 48 0,16 5 Đất mặn nhiều Mn 442 1,45

6 Đất phù sa không được bồi không có tầng glây P 6.735 22,09 7 Đất phù sa glây Pg 1.870 6,13 8 Đất phù sa ngập úng Pj 1.600 5,25 9 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 4.354 14,28 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 303 0,99

12 Đất đỏ vàng biển đổi do trồng lúa nước. Fl 122 1,57 13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 41 0,13

14 Đất xói mòn trơ sỏi đá. E 1.557 5,11

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu, Nghệ An.

+ Tài nguyên nước:

Huyện Diễn Châu có cả nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế đáng kể khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thủy triều lên.

+ Tài nguyên rừng:

Toàn huyện hiện có 412 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt đang được khoanh nuôi bảo vệ. Những năm gần đây diện tích rừng trồng đã được đầu tư phát triển với quy mô 2.718 ha. Cây trồng chủ yếu là thông, tram hoa vàng, keo tai tượng và bạch đàn, phi lao. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ.

+ Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan; ohân bố chủ yếu dọc theo bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng, tương đối phong phú như vỏ sò, đất sét, đá sa, phiến thạch,… Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với 25 km bờ biển và ngư trường khá rộng, nguồn lợi thủy sản khá phong phú và đa dạng, tốc độ sinh trưởng nhanhm sinh sản quanh năm rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng. Theo điều tra của các nhà Hải dương học, trong vùng biển Diễn Châu có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm và nhièu loài nhuyễn thể khác như sò; mực;…Trữ lượng cá đáy ở khu vực này khoảng 100 tấn, trữ lượng mực khoảng 600 – 700 tấn. Đây là nền tảng lớn để phát triển các trung tâm nghề cá ở khu vực ven biển của huyện.

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 38 - 42)