2.1.4.1. Nông nghiệp: - Nông nghiệp:
Năm 2006, tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 133.383 tấn ( trong đó thóc 102.174 tấn); bình quân lương thực đầu người 458 kg/ năm. Tốc độ tăng trưởng 8,0 %/ năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( GCĐ 94) đạt 487,6 tỷ đồng.
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Năm 2006, tổng đàn trâu có 7.500 con, đàn bò có 36.152 con ( trong đó bò lai sin 189.200 con), đàn lợn có 170.000 con và đàn gia cầm có 794.000 con.
- Lâm nghiệp:
Hoạt động lâm nghiệp của huyện chủ yếu tập trung trồng, bảo vệ rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng như: nhựa thông, mây tre đan,…
Trong những năm qua huyện đã trồng mới được khoảng 300 ha đất rừng đưa tổng diện tích rừng trong huyện lên 6.115,74 ha vào năm 2006.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 12,5 tỷ đồng.
- Thủy sản:
Năm 2006, giá trị sản xuất đạt 166,12 tỷ đồng, tăng 13,2 % so với năm 2005. Sản lượng thủy sản cả năm 29.0480 tấn, giảm 1,9 % so với năm 2005. Trong đó sản lượng đánh bắt 25.290 tấn, giảm 3,7 % so với năm 2005; nuôi trồng đạt 320 tấn, tăng 23,1 % so với 2005. Một số khu vực đã cải tạo diện tích hồ đầm ven biển để nuôi trồng thủy sản( tôm, cua, ghẹ,…).
2.1.4.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 18,4 % / năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 201 tỷ đồng, tăng 23,5 % so với năm 2005. Các làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được củng cố và mở rộng. Một số ngành đạt được mức tăng trưởng khá như: Chế biến hải sản, nông sản, phôi thép, tôn lợp,…
2.1.4.3. Dịch vụ:
Năm 2006 giá trị sản xuất dịch vụ đạt 478 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Diễn Châu thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước phát huy được tiềm năng lợi thế và vị trí của huyện. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh
vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, bảo hiểm,…có tốc độ phát triển nhanh.
2.2. Thiệt hại do bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An trong những năm gần đây:
Nhìn chung Diễn Châu là huyện đồng bằng nằm tiếp giáp với biển Đông, vị trí địa lý khá thuận lợi tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên do là một huyện ven biển, thuộc vùng chiêm trũng của tỉnh nên hàng năm huyện phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề do thiên tai, đặc biệt là bão lũ.
Hầu như không năm nào bão lụt “bỏ qua” với huyện Diễn Châu. Bão đổ bộ gây thiệt hại lớn về người và của.
Theo thống kê các cơn bão đổ bộ vào địa bàn huyện từ năm 1975 đến nay đã gây tử vong, mất tích nhiều người và phá hủy nhiều nhà dân. Số người chết lên tới 60 người, bị thương 112 người, gây thiệt hại tài sản tới hàng chục tỷ đồn
Một số lượng lớn diện tích lúa, hoa màu bị ngập trong nước hoặc cuốn trôi, tổng số thiệt hại về lương thực của huyện khoảng 189.495 tấn.
Thiệt hại về muối và sản xuất thủy sản lên tới hàng chục tỷ đồng từ chi phí sửa chữa, khắc phục hệ thống làm muối, các đầm nuôi trồng thủy hải sản.
Bão làm sạt lở và vỡ một số đoạn đê xung yếu.
Đặc biệt gần đây là cơn bão số 5, 2007 có tên quốc tế là Lekima đã đổ bộ vào Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ, riêng huyện Diễn Châu có 3 người chết, 4 người mất tích, làm hư hại khoảng 460 ha lúa và khoảng 720 ha hoa màu , gần 7000 m³ đất bị sạt lở.