Diễn biến và tác động của bão số7 ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 47 - 49)

2.3.1.1. Diễn biến của bão số 7 ở Việt Nam:

Hồi 13 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 16,6 độ vĩ bắc; 111,0 độ kinh đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật trên cấp 9.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng 29/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 7 hoạt động trên biển Đông trong năm 2008 và có tên quốc tế là Mekkhala. Vào hồi 10 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật trên cấp 8.

Tính từ 22h ngày 29/9 trong 24 giờ, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 16h ngày 30/9, vị trí tâm bão ở cách bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình khoảng 70 km về phía Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật trên cấp 10.

Hình 2.1: Đường đi của bão số 7, 2008 ở Việt Nam

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh. Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh. Từ sáng ngày 30/9, ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật trên cấp 10.

Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to; Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to, gây lũ lớn trên các sông suối, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các vùng trũng.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ

Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh.

2.3.1.2. Tác động của bão số 7 ở Việt Nam:

Theo tổng hợp báo cáo từ các địa phương, bão số 7 và lũ quét đã làm 68 người chết và mất tích, 22 người khác bị thương; tổng thiệt hại về vật chất lên đến 3.293 tỉ đồng, chủ yếu do nhà cửa bị đổ; đê kè, cầu cống, đường bị vỡ, sạt; hoa màu bị ngập, ao đầm thủy sản bị tràn, vỡ... Yên Bái là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nhất với 51 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 96 tỉ đồng.

Thanh Hóa là tỉnh bị thiệt hại vật chất lớn nhất với 747 tỉ đồng, kế tiếp là Nam Định: 517 tỉ đồng, Thái Bình: 178 tỉ đồng, Ninh Bình: 150 tỉ đồng, Hải Phòng: 53 tỉ đồng, Nghệ An: 48 tỉ đồng... Bão số 7 là cơn bão gây thiệt hại lớn thứ 2 cả về người và tài sản ở nước ta từ trước đến nay, chỉ sau cơn bão Linda (bão số 5) đổ bộ vào Nam Bộ tháng 11.1997.

Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa cho biết, hiện nay ở 3 xã Tân

Trường, Tân Dân và Thanh Sơn của huyện Tĩnh Gia đang xuất hiện dịch sốt xuất huyết Dengue. Tính đến ngày 1.10, ở 3 xã này đã có 73 người mắc bệnh. Theo đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng thì trong điều kiện thời tiết như hiện nay, dịch sốt xuất huyết Dengue đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, có nguy cơ cao sẽ bùng phát thành dịch lớn trên diện rộng. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa đang khẩn trương phối hợp với các cơ sở y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp nhằm bao vây, khống chế dịch.

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w