3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu.
4.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh.
Quá trình này liên quan tới các kỳ vọng, mong muốn của những nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp để xác định được các tuỳ chọn chiến lược đã được xây dựng, sau đó đánh giá và chọn lựa các tuỳ chọn chiến lược. Để đảm bảo đánh giá và lựa chọn chiến lược một cách đúng đắn thì ta cần thực hiện một số yều cầu:
- Chiến lược phải đảm bảo được mục tiêu chung, bao trùm và rõ ràng. - Chiến lược phải đảm bảo tính nhất quán và tính khả thi.
- Đảm bảo tính hiệu quả lâu dài trong kinh doanh. - Đảm bảo tính liên tục, kế thừa của chiến lược. - Đảm bảo thực hiện mục tiêu ưu tiên.
Cũng như việc xây dựng chiến lược kinh doanh, lựa chọn chiến lược kinh doanh cũng cần có các bước sau:
Nhận biết chiến lược hiện tại
Phân tích danh mục vốn đầu tư
Lựa chọn chiến lược
Đánh giá chiến lược đã chọn
- Nhận biết chiến lược kinh doanh hiện tại cúa công ty. Bước này nhằm xác định vị trí hiện tại của công ty và những chiến lược mà công ty đang theo đuổi trong giai đoạn đầu.
- Phân tích danh mục vốn đầu tư bao gồm các bước sau: + Chọn cấp quản trị để phân tích.
+ Xác định đơn vị phân tích.
+ Chọn phương chiều của ma trận vôn đầu tư. + Thu thập và phân tích dữ liệu.
+ Thiết lập và phân tích các ma trận danh mục vốn đầu tư. - Lựa chọn chiến lược.
- Đánh giá chiến lược.
Việc đánh giá lại chiến lược kinh doanh là khâu cuối cùng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh trước khi đưa vào thực hiện thực tế. Bước này nhằm đánh giá để trả lời các câu hỏi sau:
+ Chiến lược đề ra có phù hợp với môi trường kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, vật chất, nhân lực...) hay không?
+ Chiến lược đề ra có phù hợp với đường lối, quan điểm lãnh đạo không?
+ Chiến lược đề ra có nhiều rủi ro không và các rủi ro đó có thể chấp nhận được không?
+ Có phù hợp với chu kì sống của sản phẩm và tiềm năng trên thị trường?
+ Có chiến lược nào khác hiệu quả hơn hay không?