Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 58 - 59)

Việt Nam

Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và EU được bắt đầu từ năm 1987. Từ đó đến nay nó không ngừng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thể hiện bằng các cuộc viếng thăm của các vị lãnh đạo cấp cao hai nước như sau đại hội IX các cuộc viếng thăm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh với một số nước Châu Âu, tháng 10 năm 2002 Chủ tịch Trần Đức Lương sang thăm Pháp, tham dự ASEM 4, tháng 5 năm 02 Uỷ ban Châu Âu đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006 với ngân sách là 162 triệu EURO, tập trung vào hai lĩnh vực: Tăng cường phát triển năng lực thông qua phát triển nông thôn (nhất là các

vùng nghèo), Phát triển giáo dục giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế

quốc tế thông qua hỗ trợ cung cấp để tiến tới nền kinh tế thị trường và nhiều chương trình khác nữa. Việt Nam luôn coi việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU là một chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu là thu hút được những nguồn vốn từ nước có công nghệ nguồn. Tuy nhiên, qua nhiều chính sách và biện pháp mà cả hai bên đã thực hiện thì đầu tư của EU còn khá khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm lực của hai bên. Cụ thể, từ năm 1988 đến tháng 6 năm 2006 cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho trên 7550 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn cấp mới 68,9 tỷ USD, trong đó có 6390 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 53,9 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn

hiệu lực) đạt trên 28 tỷ USD (nếu tính cả dự án hết hiệu lực thì vốn thực hiện đạt 36 tỷ USD) trong đó EU chỉ chiếm 10% về số dự án và 16,7%

về vốn đăng ký. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU hiện xấp xỉ 24% xuất khẩu và 11,2% nhập khẩu. Kim ngạch buôn bán hai chiều năm 1990 đạt chưa đến 300 triệu USD, năm 2002 đạt gần 5 tỷ USD năm 03 đạt hơn 6,8 tỷ USD.

EU chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ít nhất là vào lĩnh vực nông lâm nghiệp. Các dự án của EU được đánh giá là có hiệu quả.

Các đối tác nhận được FDI của EU thì Mỹ là đối tác quan trọng nhất. Nguồn vốn FDI của EU tăng lên về tỷ lệ đối với đầu tư sang các nước Trung và Đông Âu giai đoạn 2001 - 2004. Riêng Châu Á chỉ chiếm được 10,8% tổng nguồn vốn FDI của EU (1999, năm 2000 là 7,4% và

liên tiếp giảm về cả số lượng và tỷ lệ trong các giai đoạn sau), Việt Nam

là một nước nằm trong khu vực Châu Á nhưng không phải là đối tác chiến lược của EU nếu so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore…

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 58 - 59)