Thực trạng thu hút FDI của EU – 27 vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 73 - 82)

Đến giữa năm 2004, EU mở rộng sang phía đông và đến tháng 01 năm 2007 kết nạp thêm Bulgaria và Romania thì tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế đã lớn nay còn được tăng cường thêm sau khi EU mở rộng, Bởi lẽ trong số các nước gia nhập EU vào tháng 5/2004 hầu hết là các nước có quan hệ lâu đời với Việt Nam, đó là các nước Đông Âu thành viên của SEV. Hàng hoá của Việt Nam khi xuất sang 1 nước thì có thể xuất sang 26 nước thành viên còn lại. Do vậy, các nước thành viên mới của EU sẽ là “cửa ngõ ” quan trọng để Việt Nam có thể tiếp cận thuận lợi hơn nữa các nguồn vốn, đặc biệt là vốn FDI, xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn với các thành viên khác của EU. Đặc biệt trong năm 2006 Việt Nam

đã thể hiện thiện sự hộI nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giớI vớI hai sự kiện nổI bật là tổ chức thành công hộI nghị APEC và là thành viên thứ 15 của WTO.

Như đã nói, tính từ năm 1988 đến tháng 6/2006, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho trên 7.550 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn cấp mới 68,9 tỷ USD, trong đó có 6.390 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 53,9 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án

còn hoạt động) đạt trên 28 tỷ USD (nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì vốn thực hiện đạt trên 36 tỷ USD). Riêng năm 2006 Việt Nam thu hút

được 10,2 tỷ USD vốn đăng ký, có tớI hơn 12.000 dự án mớI được cấp giấy chứng nhận đầu tư và được tăng vốn, vốn thực hiện lần đầu tiên vượt ngưỡng 4 tỷ USD. Đây được đánh giá là một năm vượt trộI về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nếu phân theo ngành thì lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 67,7% về số dự án và 61,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,7% về số dự án và 31,7% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 12,5% về số dự án và 7,1% về vốn đầu tư đăng ký.

Nếu phân theo hình thức đầu tư: hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,4% về số dự án và 53,1% về tổng vốn đăng ký; hình thức liên doanh chiếm 21,4% về số dự án và 36,6% về vốn đăng ký; số còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn.

Nếu phân theo đối tác đầu tư thì có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước Châu Á chiếm 76,5% về số dự án và 69,8% vốn đăng ký; các nước Châu Âu chiếm 10% về số dự án và 16,7% về vốn đăng ký; các nước Châu Mỹ chiếm 6% về số dự án và 6% vốn đăng ký, trong đó Mỹ chiếm 4,5% về số dự án và 3,7% vốn đăng ký, còn lại là các nước khác. Ngoài ra, Việt kiều từ 21 quốc gia

và vùng lãnh thổ khác nhau chủ yếu từ Đức, Nga, Pháp đã đầu tư 147 dự án với tổng vốn đàu tư đăng ký 513,88 triệu USD, hiện còn 108 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đaăg ký là 382,8 triệu USD chỉ bằng 0,7% vốn đăng ký của các nước. Nếu phân theo địa phương thì các thành phố lớn có điều kiện kinh tế thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những công ty dẫn đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thứ tự như sau:

Thứ nhất, TP Hồ Chí Minh chiếm 31,28% về số dự án, 24,35% về tổng vốn đăng ký và 21,7% về tổng vốn thực hiện.

Thứ hai, TP Hà Nội chiếm 10,83% về số dự án, 16,3% tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện chiếm 14,1%.

Thứ ba, Đồng Nai chiếm 11,4% về số dự án, 16,3% tổng vốn đăng ký, 14,1% tổng vốn thực hiện.

Thứ tư, Bình Dương chiếm 17,87% về số dự án, 9,77% tổng vốn đăng ký và 6,6 tổng vốn thực hiện.

Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất (không

kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp) còn hiệu lực,

chiếm 33,8% về số dự án và 35,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Năm 2005, cả nước thu hút được trên 5,8 tỷ USD, tăng trên 25% so với năm 2004, vượt gần 35% mục tiêu ban đầu (4,5 tỷ USD) đề ra cho cả năm 2005, trong đó vốn cấp mới đạt trên 4 tỷ USD, vốn bổ sung đạt 1,8 tỷ USD. Đặc biệt đến tháng 11/2005 vốn FDI của EU vào VIệt Nam đã tăng gần 10 lần so với năm 2004.

Năm 2006, Việt Nam đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt xa con số dự kiến kế hoạch (6,5 tỷ USD), bằng cả hai năm 2004 – 2005 cộng lạI, hay là bằng 2/3 kết quả của cả 5 năm 2001 – 2005 cộng lại. VớI 1.200 dự án mớI được cấp giấy

chứng nhận đầu tư và được tăng vốn. Trong đó, phần cấp mớI chiếm 740 dự án và hơn 7,5 tỷ USD, đạt bình quân mỗI dự án trên 10 triệu USD, lớn gấp đôi quy mô năm 2005.Đây là lần đầu tiên tổng vốn FDI thực hiện vượt ngưỡng 4 tỷ USD.

Từ năm 2004 đến tháng 10/2006, nguồn vốn FDI nói chung và nguồn vốn FDI của EU nói riêng vào Việt Nam có xu hướng tăng lên. Năm 2004, EU đầu tư vào Việt Nam với tổng số dự án là 58 chiếm 7,9%, với tổng vốn đăng ký 333,6 triệu USD, chiếm 8,8% tổng vốn đăng ký, và vốn thực hiện là 325,7 triệu USD chiếm 11,4% tổng vốn thực hiện. Con số này tăng lên rõ rệt trong năm 2005 với tổng số dự án là 114, chiếm 11,75% tổng số dự án, vốn đăng ký đạt 1402,6 triệu USD, chiếm 20,5% tổng vốn đăng ký, trong đó vốn cấp mới là 1121,6 triệu USD và vốn tăng thêm là 286,7 triệu USD.

Bảng 15 FDI từ các nước thành viên của EU vào Việt Nam năm 2005 (triệu USD)

(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Nước Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn cấp mới Vốn tăng thêm Áo 2 1,1 0,6 0,5 Đức 14 21,7 14,8 6,9 Đan Mạch 9 35,6 27,7 7,9 Hà Lan 10 125,6 33,0 92,6 Italia 4 10,7 10,1 0,6 Lucxambua 2 771,9 770,5 1,4 Pháp 22 28,2 24 4,2

Quần đảo Virgin

thuộc Anh 43 375,6 206,8 168,8

Tây Ban Nha 1 2,4 2,4

Vương quốc Anh 7 29,8 26,0 3,8

EU – 25 114 1402,6 1121,6 286,7

(Nguồn: Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT)

Về lĩnh vực đầu tư

EU tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sau đó là dịch vụ và cuối cùng là nông – lâm nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp có tới 275 dự án, chiếm 54,89% tổng dự án, 58,97% tổng vốn đầu tư, 47,17% vốn pháp định và 12,22% vốn thực hiện; trong đó công nghiệp dầu khí và công nghiệp nặng có tổng vốn đầu tư và vốn thực hiện là lớn nhất, còn xây dựng thu hút được ít lượng vốn đầu tư nhất chỉ chiếm 3,17% vốn thực hiện, và chiếm gần 1,53% vốn thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở lĩnh vực dịch vụ, thu hút được 167 dự án với tổng vốn đầu tư trên 2,4 tỷ USD, chiếm gần 34,53% tổng vốn đầu tư, 46,85% tổng vốn pháp định, 18,87% tổng vốn thực hiện. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở ngành giao thông vận tải – bưu điện có 12 dự án, với tổng số vốn đầu tư

136.161.126 USD, vốn đầu tư tực hiện đạt trên 139 triệu USD. Nó chiếm tỷ lệ trong lĩnh vực dịch vụ lần lượt là: 6,8%, 71,27%, 18,87%. Tiếp đó đến ngành Tài chính – Ngân hàng có 17 dự án với tổng vốn đầu tư là 219.350.000 USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 203.255.654 USD, chiếm tỷ lệ trong tổng ngành dịch vụ là: 9,65%, 9,05%, 26,56%. Ngành Y tế - Giáo dục chỉ thu hút được 22 dự án, vốn đầu tư là 78.305.633 USD, vốn thực hiện đạt trên 21 triệu USD.

Còn trong lĩnh vực dịch vụ thu hút được ít nhất tính cả về số dự án đầu tư cũng như vốn đầu tư thực hiện.

Nếu so sánh về lĩnh vực tham gia đầu tư trong các dự án có vốn FDI của EU trong giai đoạn EU – 15 với giai đoạn EU – 25 thì chúng ta chưa thấy sự cải thiện đáng kể nào về mức độ tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, các lĩnh vực mà EU có thế mạnh như xây dựng, giáo dục, chế biến vẫn còn thu hút được ít cả về số dự án cũng như tổng số vốn.

Bảng 16 FDI EU phân theo ngành

(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Chuyên ngành số dự án TVĐT VPĐ ĐTTH 1 Công nghiệp 275 4.134.838.157 1.923.842 2.928.385.440 CN dầu khí 6 1.317.983.340 810.983.340 1.514.217.633 CN nhẹ 87 243.731.426 122.620.007 116.006.506 CN nặng 115 1.962.497.426 681.260.318 1.018.690.057 CN thực phẩm 37 388.300.140 229.076.031 217.533.086 Xây dựng 30 222.325.815 79.754.146 61.938.158 2 Nông, lâm nghiệp 50 456.335.633 243.873.430 361.315.772 Nông, lâm nghiệp 47 453.485.633 242.698.430 361.265.772 Thuỷ sản 3 2.850.000 1.175.000 50.000 3 Dịch vụ 176 2.421.163.298 1.910.472.530 765.210.904 GTVT, Bưu điện 21 1.361.611.296 1.317.394.389 139.012.086 Khách sạn,du lịch 21 206.207.482 84.978.657 175.457.620 Tài chính, Ngân hàng 17 219.350.000 215.395.000 203.255.654 Văn hoá – Y tế - Giáo dục 22 78.305.766 38.494.256 21.172.055 XDVăn phòng – Căn hộ 9 235.486.794 96.789.034 78.577.733 Dịch vụ khác 86 320.201.794 157.421.194 147.735.756 Tổng số 501 7.012.337.088 4.078.039.802 4.054.912.116 (Nguồn: Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT) Về hình thức đầu tư

Tính đến ngày 31/12/2005, EU đầu tư vào Việt Nam đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức 100% vốn nhà nước, liên doanh, hợp đồng

hợp tác kinh doanh, BOT, công ty cổ phần. Trong đó, chủ yếu là đầu tư dưới hình thức 100% vốn nhà nước chiếm 63,67% về số dự án, 26,4% vốn đăng ký, 23,63% vốn pháp định và 22,17% vốn đầu tư trực tiếp; tiếp đó đến hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 31,24% số dự án, 20,45% vốn đăng ký, 16,26% vốn pháp định và 20,99% vốn thực hiện; sau đó đến hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT & công ty cổ phần.

Bảng 17 FDI của EU phân theo hình thức đầu tư vào Việt Nam (tính tới ngày 31/12/2005-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT VPĐ ĐTTH Công ty cổ phần 1 55.558.000 55.558.000 6.000.000 BOT 3 1.075.000.00 0 307.355.000 691.230.774 Liên doanh 157 1.433.992.13 8 663.022.711 851.187.465 100% vốn nước ngoài 519 1.851.459.54 6 963.777.651 898.913.966 HĐHTKD 21 2.596.327.40 4 2.088.326.44 0 1.607.579.911 Tổng số 501 7.010.337.08 8 4.078.039.80 2 4.054.912.116

(Nguồn: Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT)

Về địa điểm đầu tư:

Nguồn vốn FDI của EU có mặt ở 42 tỉnh, thành phố của cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu vẫn là ở các khu kinh tế trọng điểm, gần thị trường tiêu thụ. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ EU với 189 dự án chiếm 37,72% tổng số dự án, gần 2,1 tỉ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 29,65%. Tiếp đến là Hà Nội với 107 dự án, chiếm 21,36% tổng số dự án, chiếm vốn đầu tư gần 1tỷ USD, chiếm 14,22% tổng vốn đầu tư. Sau đó là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dưong, Tây Ninh, Hải Phòng…

Các nước đầu tư chủ yếu vào Việt Nam trong EU- 25 là Pháp, Hà Lan, Vương Quốc Anh, Luc Xam Bua, Đức, Đan Mạch, Bỉ, Italia, Séc, Thuỵ Điển, Ba Lan, Áo, Tây Ba Nha, Hungari, Phần Lan, CH Sip, Slôvakia. Trong đó Pháp là nước đứng đầu về số dự án đầu tư (162 dự

án) và tổng vốn đầu tư (trên 2 tỉ USD), Hà Lan đứng thứ 2 về vốn đầu tư

và đứng thứ nhất về vốn đầu tư thực hiện, Vương Quốc Anh đứng thứ 2 về số dự án đầu tư (69 dự án) và đứng thứ 3 về tổng vốn đầu tư, tiếp sau là Luc Xăm Bua, Đức…

Về hiệu quả vốn đầu tư:

Các dự án có nguồn vốn đầu tư từ EU vẫn được đánh giá là có hiệu quả. Nó thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp của EU luôn tăng số vốn đầu tư vào các dự án đang hoạt động để mở rộng sản xuất. Chỉ tính năm 2005 số vốn tăng thêm là 286,7 triệu USD (bảng 15) từ đó cho thấy các doanh nghiệp EU tin tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt Nam

và họ thu được lợi nhuận từ việc đầu tư này. Cũng trong năm 2005, số dự án được cấp mới 1.121,6 triệu USD, chiếm 23,84% tổng số vốn cấp mới của cả nước. Và chỉ tính các dự án của Anh, Bỉ, Pháp đã thu hút được 1.419 người lao động (bao gồm cả người nước ngoài), tổng doanh thu của các doanh nghiệp này là trên 12 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 11.352.014 USD, giá trị nhập khẩu là 837.039 USD, đóng thuế cho ngân sách nhà nước 1,04 triệu USD (chưa tính số thuế đã nộp của các văn

phòng đại diện và chi nhánh của các đơn vị có vốn FDI tại tỉnh Lâm Đồng).

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 73 - 82)