Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ EU vào Việt Nam
3.1 Triển vọng đầu tư của EU vào Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO
thành viên của WTO
Việt Nam là thành viên của WTO có nghĩa là Việt Nam đã chấp nhận một sân chơi bình đẳng trên mọI phương diện. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư EU nói riêng
thực sự cảm thấy yên tâm khi bổ vốn đầu tư vào Việt Nam. Từ cuối năm 2006, khi Việt Nam kết thúc các vòng đàm phán cuối cùng của mình để ra nhập WTO và là thành viên chính thức vào ngày 11/01/2007, đã thổi vào một luồng sóng đầu tư mới. Nếu như trong những tháng đầu năm 2006 tưởng như không thể hoàn thành được kế hoạch thu hút 6,5 tỷ USD thì đến cuối năm con số thu hút được đã vượt quá xa kế hoạch này, đạt 10,2 tỷ USD. Trong đó, vốn cấp mới đạt trên 7,838 tỷ USD, và vốn tăng thêm đạt trên 2,362 tỷ USD (theo bài Quản lý kinh tế - GS. TSKH Nguyễn Mại). Hơn nữa, năm 2006 là năm thu hút được nhiều nhất những dự án có quy mô đầu tư lớn, có ý nghĩa quan trọng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như các dự án: dự án thép Posco – 1,126 tỷ USD, dự án Intel hơn 1 tỷ (cả vốn cấp mớI và vốn bổ sung), dự án khu đô thị mới Hà Tây – trên 1,1 tỷ USD … Ngoài ra, thu hút trên 4 tỷ USD của kiều hối, 4,4 tỷ hỗ trợ phát triển chính thức, xuất khẩu đạt gần 40 tỷ USD, lần đầu tiên vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 38% mức cao nhất kể từ trước tới nay.
Hiệu ứng của việc gia nhập WTO còn thể hiện rõ nét hơn trong những tháng đầu năm 2007. Kết thúc quý I/2007 cả nước đã thu hút thêm 2,503 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, vốn thực hiện đạt 1,02 tỷ USD tăng 27% vốn thực hiện của cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 6 tỷ USD (chưa kể dầu mỏ và khí đốt), tăng 21% so vớI quý I/2006. Đáng chú ý là số lượng nhà đầu tư tìm kiếm cơ hộI đầu tư cũng tăng lên đáng kể, dự kiến khoảng trên 20 tỷ USD. Đáng chú ý là các dự án: tập đoàn Pacific Land (Anh) dự kiến đầu tư khu sinh học Nam Thăng Long vớI tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, tập đoàn Compell (Đài Loan) dự kiến đầu tư 500 triệu USD vào dự án sản xuất điện tử, tập
đoàn Poxconn (Đài Loan) dự kiến đầu tư 5 tỷ USD xây dựng 2 thành phố công nghệ sản xuất các đồ điện tử cao cấp tạI Bắc Ninh, Bắc Giang, giai đoạn đầu đăng ký đầu tư 1 tỷ USD,… (theo bài “Hơn 2,5 tỷ vốn FDI” trên tờ ThờI báo kinh tế Việt Nam, số 71(2065) - thứ 6 ngày 23/03/2007).
Trong sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đóng góp 51.976 tỷ đồng (giá so sánh 1994), chiếm 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I năm 2007 của cả nước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2006. Đáng chú ý là, nếu loại trừ dầu mỏ và khí đốt, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đóng góp trên 44.284 tỷ đồng, chiếm hơn 34,1% (quý I/2006 chiếm 30,9%) và tăng 23,8% (quý I//2006 tăng 21,2%), nghĩa là quy mô của khu vực doanh nghiệp này đã lớn lên “trông thấy”, cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng.
Còn về xuất khẩu, trong quý I năm 2007, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã đóng góp 5,865 tỷ USD, tăng 13,5%. Nếu không tính dầu thô, khu vực này đạt 4,133 tỷ USD, chiếm gần 40% (quý I/2006 chiếm 35,4%) tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 31,7% (quý I/2006 cũng tăng 31,7% ). Hơn nữa, trong 3 tháng đầu năm nay, đã có hơn 9.000 lao động được thu hút vào các doanh nghiệp ĐTNN, nâng tổng số lao động trực tiếp trong khu vực doanh nghiệp này lên 1,154 triệu người, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Rõ ràng, khu vực doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam đang phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn
chiều sâu.
Với những gì đã và đang đạt được, trong thời gian tới cùng với việc nước ta là thành viên của WTO nguồn vốn đầu tư sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn. Bên cạnh những lợi thế là có một nền chính trị - xã hội ổn định, nằm ở trung tâm của khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,
đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao chỉ sau Trung Quốc… Việc Việt Nam là thành viên của WTO có những lý do sau để tin rằng nguồn vốn từ EU vào nước ta tăng lên:
Thứ nhất, là một nước tuy còn ở trình độ phát triển thấp, độ mở của nền kinh tế cao và đang trên đà phát triển nhanh, nên rất “đói” vốn đầu tư, tạo ra những cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố cho thấy, với xấp xỉ 83 triệu dân năm 2005, xếp hạng thứ 13 thế giới, nhưng quy mô GDP của Việt Nam mới đạt 254 tỷ USD (tính theo sức mua tương đương), xếp hạng thứ 37 thế giới, còn GNI bình quân đầu người chỉ mới đạt 620 USD/năm, xếp hạng thứ 166 trong tổng số 208 nền kinh tế có số liệu so sánh. Trong khi đó, số liệu thống kê của WTO cho thấy, Việt Nam được xếp thứ 50 trong 50 quốc gia xuất khẩu hàng hoá nhiều nhất thế giới.
Nhìn từ khía cạnh khác, trong khi độ mở ở đầu ra xuất khẩu của nền kinh tế nước ta năm 2000 mới là 47,82%, thì trong năm 2005 đã tăng lên 61,14%. Trong khi đó, độ mở nhập khẩu tăng từ 51,73% năm 2000 lên 69,69% năm 2005. Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế còn ở trình độ phát triển rất thấp, nhưng đang phát triển nhanh theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và xuất khẩu dựa trên cơ sở đẩy mạnh nhập khẩu. Nói cách khác, tiềm năng mở rộng thị trường của nước ta hiện nay còn rất lớn và tự chúng ta không đủ vốn để khai thác, do đó tạo ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó không chỉ là những cơ hội trong đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, mà còn là những cơ hội trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất những nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu với quy mô ngày càng lớn, cũng như những cơ hội đầu tư sản xuất hàng loạt hàng hoá, dịch vụ đáp ứng
những nhu cầu đang tăng nhảy vọt của một thị trường có quy mô dân số
đứng thứ hai trong khu vực.
Mặt khác, theo đánh giá mới đây nhất của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), Việt Nam được xếp vào nhóm nước có tiềm năng FDI thấp, nhưng hiệu quả hoạt động của khu vực FDI cao. Đây chắc chắn là một “liều thuốc kích thích” các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh trong bối cảnh nước ta trở thành thành viên WTO.
Thứ hai, dưới con mắt của nhiều chiến lược gia, do Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực hơn, nhiều ảnh hưởng hơn trong ASEAN, nên có vị trí quan trọng trong việc duy trì ảnh hưởng đối với khu vực châu Á của các trung tâm kinh tế thế giới như Mỹ và Nhật Bản, EU, cũng như của các cường quốc kinh tế khu vực.
Thứ ba, tham gia vào WTO Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa các thị trường như tài chính, điện lực, bưu điện… những lĩnh vực có thế mạnh của EU mà trước đây là độc quyền của nhà nước. Đồng thời, cho phép đầu tư dưới nhiều hình thức đầu tư hơn sẽ tạo cho nhà đầu tư chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình.
Thứ tư, với khuôn khổ thể chế và nguyên tắc hoạt động của WTO, các nhà đầu tư EU họ sẽ yên tâm hơn khi tiến hành hoạt động đầu tư. Vì môi trường kinh tế vĩ mô sẽ phải điều chỉnh để phù hợp vớI các cam kết, các thể chế và nguyên tắc của WTO. Và như vậy họ sẽ không phải quá lo lắng về những thay đổi trong chính sách ngắn hạn của chính phủ. Từ đó, các nhà đầu tư EU có chiến lược đầu tư dài hạn hơn ở Việt Nam.
Tóm lại, với những lợi thế đó chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng nguồn vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong thờI gian tới.