Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 95 - 98)

Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ EU vào Việt Nam

3.4.1Giải pháp từ phía Nhà nước

3.4.1.1 Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ thu hút FDI của Đảng và nhà nước ta.

Trong đó xác định rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn một cách cụ thể, nhất quán. Từ đó, đề ra những nhiệm vụ cần làm trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đó.Và nó phải được thể hiện qua các văn kiện, văn bản pháp luật, các thông tư,…

3.4.1.2 Xây dựng hệ thống luật pháp chính sách theo hướng minh bạch hoá, thông thoáng, phù hợp với các Điều ước quốc tế, để tăng cường thu hút FDI. Trong đó:

Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách về ĐTTTNN với việc luật đầu tư chung được ban hành vào tháng 7 vừa qua, đã đưa sinh khí mới vào cho hoạt động đầu tư của Việt Nam. Trong luật này đã có nhiều điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài như: không có sự phân biệt đối xử giữa các hình thức đầu tư, nhà đầu tư được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực đầu tư, mở rộng và đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, áp dụng các mức giá thống nhất giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước,… Đặc biệt trong luật đầu tư chung các doanh nghiệp nước

ngoài đã được mở rộng các hình thức pháp lý kinh doanh là: 100% vốn, liên doanh, BOO, BTO, BOT, BT, mua cổ phần và góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đàu tư, đầu tư thực hiện M&A, và các hình thức khác. Tuy nhiên, trong luật trên lại quy định những dự án đầu tư vào Việt Nam đầu tiên phải là những dự án mới, như vậy nó đã hạn chế một phần những hình thức trên đặc biệt là hình thức M&A. Nhưng đây lại là hình thức đầu tư có thế mạnh nhất của EU và nó cũng là hình thức đầu tư được dự báo là sẽ gia tăng lớn nhất trong thời gian tới. Với quy định này chúng ta đã tự tạo ra cho mình sự khác biệt với xu hướng chung của thế giới. Theo tôi nếu chúng ta muốn thu hút được nhiều FDI trong giai đoạn tới thì Việt Nam nên thực sự mở rộng các hình thức pháp lý của các dự án FDI, đặc biệt là hình thức M&A.

Cần đổi mới quy trình làm luật: pháp luật chỉ có hiệu lực thực tế khi nó phản ánh đúng thực tế cuộc sống, giải quyết được những vấn đề bức xúc của cuộc sống đang đặt ra. Vì vậy, nên thay đổi dần quá trình xây dựng pháp luật theo kiểu từ trên xuống bằng quá trình từ dưới lên. Nghĩa là các sang kiến pháp luật, nội dung các quy phạm pháp luật phải bắt nguồn từ doanh nghiệp,thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm tốt nhất của quốc tế là thăm dò ý kiến rộng rãi của công chúng và những đối tượng bị pháp luật điều chỉnh trước khi ban hành văn bản pháp luật để đảm bảo việc quy định được minh bạch, công bằng. Ví dụ ở Anh thường sử dụng các “hòm phiếu góp ý” để thu thập các ý kiến đống góp của công chúng và của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, hầu hết các quy định được ban hành nội bộ hoặc nếu mở rộng thì tham khảo ý kiến của một số bộ, ngành có liên quan. Trong một số trường hợp, văn bản dự thảo các quy định, chính sách được gửi đến một số doanh nghiệp đại diện để lấy ý kiến đóng góp, nhưng việc làm này tưong

đối “hình thức” và hầu hết các doanh nghiệp đều cảm thấy ý kiến của họ không được xem xét và đưa vào quy định thực sự.

3.4.1.3 Xây dựng hệ thống thông tin để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài về thông tin các dự án cần thu hút

Bằng cách thành lập một cơ quan thông tin hoặc các trang web giới thiệu, quảng bá mời gọi các nhà đầu tư. Trong đó, cung cấp đầy đủ các thông tin về các dự án mời gọi đầu tư, các mong muốn của bên phía Việt Nam về phía đối tác đầu tư, thời gian đấu thầu, thủ tục tham dự thầu,…Đồng thời cơ quan này là nơi tìm hiểu thông tin về phía đối tác như: các chiến lược đầu tư, năng lực tài chính, lĩnh vực có thế mạnh… Từ đó góp phần lựa chọn đối tác thích hợp cho từng dự án cụ thể, góp phần năng cao hiệu quả của các dự án FDI.

3.4.1.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xu hướng chung của thế giới là các nhà ĐT thường đưa vốn ra nước ngoài với mục đích tận dụng nguồn lao động chất lượng cao với giá thành rẻ và các nhà ĐT EU cũng vậy. Nhưng một thực tế là nguồn lao động Việt Nam có hiện tượng vừa thiếu lại vùa thừa; thiếu lao động có tay nghề cao (cái mà nhà ĐTNN cần) và thừa lao động phổ thông (cái

mà Việt Nam có). Vậy một giải pháp để tăng cường thu hút FDI từ EU là

phải đào tạo cho người lao động để nâng cao tay nghề. Tong những năm gần đây, CHính phủ đã có những chính sách để thaàn lập và nâng cấp chất lượng đào taoh ở các trường đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề và đã bước đầu nâng cao được phần nào chất lượng nguồn nhân lực của VIệt Nam. Tuy nhiên, để có một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của các nhà ĐTNN, đặc biệt là các nhà ĐT của EU thù cần phải có những nỗ lực nhiều hơn nũa. Trong đó, Chíng phủ nên thực hiện các chương trình hợp tác với Chính phủ các nướ phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài để đào tạo công nhân kỹ thuật cao

(như dự án hợp tác phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Việt Nam -

Nhật Bản để đào tạo công nhân kỹ thuật cao), đồng thời có những

chương trình phối hợp với những doanh ngiệp cụ thể để đào tạo công nhân phục vụ cho dự án trước khi dự án đi vào hoạt động, kết hợp thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực bệnh viện, trường học phục vụ cho người nước ngoài sinh sống và làm việc.

Mặt khác, nên có những tuyên truyền cho người lao động để tự bản thân họ học tập nâng cao trình độ, cho họ thấy những cái được và mất của việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động này. Vì lẽ đó, Việt Nam cần phải xoá bỏ quy định về tỷ lệ người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nên nếu họ không có dủ năng lực chuyên môn họ sẽ bị người lao động nước ngoài lầy mất việc làm ngay trên đất nước của mình.

3.4.1.5 Chủ động xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ

Chúng ta nên có một kế hoạch cụ thể, chủ động xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, có như vậy mới chủ động trong nguyên liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Có như vậy các nhà đầu tư nước ngoài mới yên tâm khi họ đầu tư vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 95 - 98)