Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 98 - 101)

Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ EU vào Việt Nam

3.4.2Giải pháp từ phía doanh nghiệp

3.4.2.1 Doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong việc tìm và chọn đốI tác đầu tư

Doanh nghiệp chính là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi thực thi các chính sách. Vì vậy, muốn cho đất nước phát triển thì trước hết doanh nghiệp phải phát triển. Trong xu thế hội nhập hiện nay đã và đang đem lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng đem lại rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp của chúng ta. Mà muốn tồn tại và phát

triển doang nghiệp phải biết tận dụng những thuận lợi như là liên doanh, liên kết để tiếp thu kinh nghiệm quản lý, tiếp cận thị trường, được chuyển giao công nghệ… Để có được những điều đó doạnh nghiệp phải tự mình xem xét, lựa chon đối tác phù hợp, phục vụ cho mục đích, cho chiến lược phát triển của công ty mình. Nên có một kế hoạch cụ thể chi tiết trong liên doanh, mà tốt nhất là chia kế hoạch ra làm nhiều giai đoạn nhỏ để thực hiện. Doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ đối tác trước khi liên doanh, liên kết, có thể tìm thông tin bằng nhều cách như là: qua các trang Web, các bài báo, các bản báo cáo tài chính, có thể thì qua các mốI quan hệ cá nhân… Các thông tin cần phảI có như là: công nghệ sử dụng trong liên doanh là gì? chiến lược của họ là gì?, có phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp mình không, nếu có thì phù hợp ở những điểm nào?, doanh nghiệp cần đạt được những gì khi liên doanh?, …

3.4.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp, trước khi liên doanh, liên kết, hợp tác

Vì khi liên doanh, liên kết, hợp tác, một trong những cái mà doanh nghiệp mong muốn đạt được đó là tiếp thu được kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nhưng để tiếp thu được những kinh nghệm đó thì cán bộ, công nhân viên phải có một trình độ chuyên môn nhất định. Do vậy, phải tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn cho họ trước khi đưa họ vào tiếp thu những cái mới.

Kết Luận

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, ĐTTTNN đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. ĐTTT từ EU vào VIệt Nam thời gian qua đã và đang đóng góp vào sự nghiệp đó và ngày càng có những biến chuyển tốt đẹp hơn. EU trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào WTO, EU đã coi Việt Nam như là một đối tác chiến lược của họ trong khu cực Đông Nam Á. Năm 2006 và đầu năm 2007 nguồn vốn FDI cũng như ODA của EU đổ vào nước ta tăng lên rõ rệt. Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư EU cũng thể hiện sự dài hạn và quy mô vốn đầu tư trên một dự án cũng lớn hơn trước.

Gia nhập WTO đã tạo ra một môi trường pháp lý công bằng hơn cho Việt Nam khi quan hệ với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như EU, Mỹ,… Đồng thời nó thể hiện sự hộI nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Để thu hút được nguồn vốn FDI nói chung và nguồn vốn FDI của EU nói riêng vào Việt Nam thì Việt Nam phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của mình theo hướng ngày càng thông thoáng, các cơ chế chính sách phảI rõ ràng, cụ thể, có tính ổn định lâu dài, tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tìm chọn đốI tác đầu tư… Có như vậy chúng ta mới có thể khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này.

Với những gì đã và đang đạt được chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng nguồn vốn FDI nói chung và nguồn vốn FDI của EU nói riêng vào Việt Nam ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam (Trang 98 - 101)