VII. QUẢNTRỊ ĐẤU THẦU
3. Mời thầu và lựa chọn nhà thầu.
Sau khi lập kế hoạch mua sắm và kế hoạch mời thầu chúng tôi đưa ra thông tin đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, đài báo …
Hồ sơ mời thầu của chúng tôi có nội dung như sau:
1. Nội dung đấu thầu: đấu thầu các gói thầu như trong bản thiết kế. 2. Nguồn vốn: đã có của chủ đầu tư.
3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu: Tất cả các cá nhân tổ chức kinh doanh các hàng hóa nêu trên phải đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và có đủ tư cách pháp nhân đều được tham dự thầu.
4. Tính hợp lệ của hàng hoá: Phải có các thông số kỹ thuật đảm bảo chất lượng và thời gian bảo hành.
5. Chi phí dự thầu là: 1.000.000 (Một triệu đồng) 6. Đơn dự thầu theo mẫu quy định sẵn.
7. Tổng giá dự thầu : theo khung giá do bộ xây dựng quy định 8. Đồng tiền dự thầu là Việt Nam đồng (VNĐ)
10. Bảo đảm dự thầu: hình thức tiền gửi ngân hàng giá trị 10% giá trị hợp đồng
Số tiền này chỉ được trả lại khi nhà thầu đã dự thầu và không trúng thầu 11. Thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu từ khi nộp cho đến khi kết thúc buổi mời thầu và chọn được nhà trúng thầu.
12. Quy cách hồ sơ dự thầu và chữ ký trong hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu phải được đánh máy cỡ chữ theo tiêu chuẩn theo mẫu (nếu có).Chữ ký đúng ,có con dấu đầy đủ.
13. Hồ sơ dự thầu phải nộp đúng hạn trước ngày giờ đóng thầu 30 phút 14. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu là Tiếng Việt
Hồ sơ mời thầu này không kèm theo bất kỳ bản sửa đổi nào và chỉ gồm 3 trang 15. Nội dung hồ sơ dự thầu:
Đưa ra các đáp án, kết quả mà nội dung hồ sơ mời thầu yêu cầu cung cấp. 16. Hồ sơ dự không đựoc rút lại và không được trả lại sau khi đã kết thúc buổi mở thầu và có kết thầu đã nộp quả đấu thầu.
17. Phạm vi cung cấp hàng hoá: Cung cấp đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn các hàng hoá đã nêu ở mục 7 (kèm thư đến, chủng loại hàng trong bảng giá chi tiết)
18. Tiến độ cung cấp
Dựa theo bảng biểu phân bổ thời gian của từng hạng mục công trình như trong phần quản trị thời gian mà bên trúng thầu bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo đúng tiến độ xây dựng.
4.Quản lý hợp đồng
Dựa vào hợp đồng hai bên đã kí kết, kết quả thực hiện của các hạng mục công trình, các đề xuất thay đổi khi gặp những vướng mắc như: giá cả hàng hóa tăng đột biến ,thay đổi thiết kế,…và các hóa đơn của nhà thầu để từ đó:
- Thành lập một ban giám sát thực thi hợp đồng xem nhà cung cấp và nhà thầu xây dựng có móc ngoặc liên kết với nhau để cung cấp sai hàng hoá vật liệu hay không và giám sát xem nhà thầu xây dựng có làm sai thiết kế không.
- Kết thúc từng hạng mục công trình phải có biên bản nghiệm thu,các hóa đơn chứng từ có xác nhận và đảm bảo tính trung thực.
- Có giấy thanh toán khi thanh toán tiền hành phù hợp với nôi dung hợp đồng đã ký.
- Hệ thống thanh toán phải đảm bảo tính hiệu quả cao, hoạt động tốt,luôn luôn kiểm tra để đưa ra hình thức thanh toán phù hợp nhất.
- Việc giám sát, nghiệm thu, diễn ra trung thực khách quan minh bạch. Sau khi đưa ra được cách thức quản lý hợp đồng chúng tôi xem xét tính phù hợp và điều chỉnh những thay đổi (nếu có) của hợp đồng giữa hai bên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng với nhà cung cấp chúng tôi và phía nhà cung cấp sẽ đưa ra các đề xuất thanh toán phù hợp nhất.
5.Kết thúc hợp đồng.
Hợp đồng kết thúc là khi chúng tôi và bên nhà thầu đạt được kết quả tốt nhất cho công trình. Bên nhà thầu đảm bảo được chất lượng công trình theo đúng thiết kế và các điều khoản trong hợp đồng, đảm bảo đúng và đầy đủ các tài liệu có liên quan.
Chúng tôi sẽ dựa trên các báo cáo về kết quả kiểm tra, giám sát để hoàn tất quá trình thanh lý hợp đồng.
Quá trình thanh lý hợp đồng bao gồm:
• Biên bản thanh lý hợp dồng do 2 bên lập và ký.
• Các tài liệu đảm bảo không có việc kiện cáo sau khi đã thanh lý hợp đồng.
• Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ khi bên mời thầu và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng.