Đội ngũ cán bộ của các NHTM cần đƣợc không ngừng đào tạo nâng cao và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu hội nhập và yêu cầu theo các cam kết gia nhập WTO. Vấn đề này đƣợc xác định là một trong 3 nền tảng trong chiến lƣợc phát triển ngân hàng. Để có đƣợc đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ ngân hàng, tận dụng tốt các thành tựu về công nghệ thông tin, có trình độ ngoại ngữ thành thạo, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao, các NHTM cần phải mạnh dạn đầu tƣ thích đáng cho công tác đào tạo cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả về chuyên môn lẫn đạo đức.
Một trong những vấn đề quan trọng mà các NHTM cần lƣu ý là phải xây dựng và chuẩn hóa đƣợc chƣơng trình đào tạo hàng năm cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Các chƣơng trình đào tạo cần phải đƣợc xây dựng và chuẩn hóa trƣớc, việc tiến hành đào tạo sẽ phải bám sát vào chƣơng trình và nội dung đã đặt ra. Muốn vậy, cần phải có sự điều tra, phân tích nhu cầu đào tạo một cách nghiêm túc, từ đó
đƣa ra các nội dung cần đào tạo theo trình tự ƣu tiên. Vấn đề này đƣợc các NHTM nƣớc ngoài rất quán triệt và thực hiện một cách bài bản. Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cũng cần sớm xây dựng một trung tâm thông tin thƣ viện để cán bộ có điều kiện nghiên cứu, trong đó lƣu trữ cơ sở dữ liệu ngành, các đề tài nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí, trang bị các phƣơng tiện tra cứu hiện đại, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Các NHTM cần thực hiện việc đánh giá nhận xét cán bộ, kiểm tra sát hạch định kỳ nhằm đánh giá trình độ của cán bộ trẻ để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài. Cần gắn cam kết đào tạo với việc bố trí, sử dụng cán bộ, sử dụng đúng việc, tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động. Để tránh tình trạng chảy máu chất xám sang các ngân hàng nƣớc ngoài, các NHTM Việt Nam cần phải:
(i) Thực hiện quy chế trả lƣơng theo hiệu quả công việc đạt đƣợc nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên. Thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng hơn nhằm thu hút và giữ đƣợc lao động giỏi, có tay nghề cao.
(ii) Từng bƣớc tạo lập “văn hóa doanh nghiệp” thể hiện thông qua phong cách làm việc năng động, tự tin, lịch thiệp. Mỗi cán bộ đều có lòng tự hào về ngân hàng mình, phấn đấu xây dựng và đóng góp để xây dựng ngân hàng mình trở thành ngân hàng tốt nhất, coi ngân hàng nhƣ ngôi nhà chung để vun đắp và có trách nhiệm với nó.
(iii) Cƣơng quyết sắp xếp lại hoặc không sử dụng cán bộ không có năng lực phù hợp. Mạnh dạn sử dụng và bổ nhiệm các cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn giỏi, yêu ngành, yêu nghề vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng.