Trở thành thành viên của WTO, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ thu đƣợc ba cái lợi lớn:
Thứ nhất, sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho ngành dịch vụ tài chính mang lại
bởi hiệu ứng tích cực của việc gia nhập WTO lên tăng trƣởng kinh tế. Gia nhập WTO sẽ làm tăng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế.
Gia nhập WTO giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng quan hệ thƣơng mại và dịch vụ quốc tế, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của mình. Hay nói cách khác, Việt Nam sẽ có cơ hội hƣởng lợi từ thành quả 50 năm đàm phán của các thành viên khác trong WTO về việc tăng cƣờng tiếp cận thị trƣờng rộng lớn với 150 thành viên. Nền tảng của trong nguyên tắc hoạt động của WTO là đãi ngộ tối huệ quốc. Chính nhờ đƣợc đối xử tối huệ quốc vô điều kiện, phạm vi hoạt động thƣơng mại dịch vụ của Việt Nam đƣợc mở ra rộng lớn với những ƣu đãi ngang bằng các thành viên khác. Với những điều kiện nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam sẽ có những bƣớc tiến triển mới. Khi nền kinh tế tăng trƣởng hơn, đời sống của ngƣời dân sẽ đƣợc nâng cao, nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mà thể hiện ở đây là việc gia nhập WTO với 150 quốc gia thành viên thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế sẽ trở nên thiết yếu.
Thứ hai, sự phát triển của thị trƣờng tài chính sẽ đƣợc thúc đẩy hơn nữa nhờ quá
trình cải cách tài chính đƣợc tăng cƣờng hơn, cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh gay gắt hơn, và sự ra đời của một loạt sản phẩm tài chính mới trong khuôn khổ quy định của WTO.
Qua đánh giá thực trạng của các NHTM Việt Nam, chúng ta có thể thấy, năng lực tài chính yếu kém là một trong những tồn tại, hạn chế rất rõ nhận biết. Tuy nhiên, theo các cam kết gia nhập WTO, kể từ 1/4/2007 các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam và trong vòng 5 năm, Việt Nam sẽ phải dần dỡ bỏ các hạn chế. Nhƣ vậy, các NHTM Việt Nam giờ đây không những phải đối đầu với sự cạnh tranh trong nƣớc mà còn vấp phải sự cạnh tranh từ các ngân hàng nƣớc ngoài với lực tài chính khổng lồ. Đứng trƣớc tình hình đó, các NHTM Việt Nam muốn tồn tại và tiếp tục phát triển thì không còn con đƣờng nào khác là phải cải thiện năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh.
Do các hạn chế về cung cấp sản phẩm dịch vụ trong cam kết gia nhập WTO đối với các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam, bản thân các ngân hàng nƣớc ngoài, muốn cạnh tranh thắng thế tại thị trƣờng Việt Nam sẽ phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới trong khuôn khổ này để chứng tỏ ƣu thế so với các NHTM trong nƣớc và các sản phẩm truyền thống (hoạt động huy động vốn và cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các NHTM trong nƣớc) vốn là thế mạnh của các NHTM trong nƣớc. Ngƣời tiêu dùng vì thế sẽ có cơ hội đƣợc sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng hơn.
Thứ ba, các tổ chức tài chính nƣớc ngoài khi xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam
còn mang theo những thông tin quý báu về thị trƣờng nƣớc ngoài, kinh nghiệm quản lí, kiến thức và công nghệ tài chính hiện đại mà các tổ chức tài chính trong nƣớc có thể học hỏi, áp dụng, thông qua các hiệu ứng lan truyền.
Việc có thêm nhiều cơ hội kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ sẽ tạo ra một động lực to lớn cho cải cách và đổi mới ở các tổ chức tài chính - ngân hàng trong nƣớc trƣớc đòi hỏi sinh tồn cấp thiết. Một số trong những cải cách và đổi mới này là việc thành lập các công ty quản lý tài sản để quản lý các khoản nợ xấu để lại từ thời cho vay theo chính sách, là việc áp dụng hoàn chỉnh các chính sách tín dụng thuần túy dựa trên các nguyên tắc thƣơng mại và thị trƣờng, là sự hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán. Ngoài ra, sự cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng tài chính
cũng sẽ có những ảnh hƣởng to lớn lên nền tảng văn hóa và quản trị của các tổ chức tài chính và ngân hàng theo hƣớng minh bạch hơn, đáng tin cậy hơn, đặc biệt khi những tổ chức này sẽ đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, các tổ chức này cũng sẽ phải ra sức tinh giản biên chế, sa thải lao động phổ thông nhƣng đồng thời tuyển mộ thêm nhân viên giỏi, bao gồm du học sinh nƣớc ngoài, và chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức. Họ cũng sẽ phải có những chiến lƣợc kinh doanh và ứng dụng tin học rõ ràng hơn, dẫn theo đó là nhu cầu sáp nhập hoặc mua đứt đối thủ để hợp lý hóa và khai thác tối ƣu mạng lƣới chi nhánh, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh nhờ có quy mô kinh doanh lớn hơn. Trên thực tế, kinh nghiệm của Trung Quốc và các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi khi gia nhập WTO cho thấy nỗi quan ngại về việc phá sản của một loạt tổ chức tài chính trong nƣớc là không có cơ sở. Chính áp lực từ tự do hóa đã buộc các tổ chức tài chính trong nƣớc phải cải tổ để nâng cao hiệu quả kinh doanh theo những phƣơng hƣớng nêu trên. Và các số liệu thống kê cũng cho thấy, thời điểm gia nhập WTO chính là thời điểm có tỷ lệ nhân công bị sa thải và số vụ sáp nhập hoặc mua đứt lớn nhất. Sau quá trình cải tổ này, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính trong nƣớc đƣợc nâng cao đáng kể, giúp họ đủ sức đƣơng đầu với sự xâm nhập của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. ở khía cạnh này, ta có thể nói rằng, chính áp lực từ tự do hóa lại làm nản lòng các đối tác nƣớc ngoài khi thấy thị trƣờng trong nƣớc không còn hấp dẫn nữa do mức độ cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn.
Ở góc độ quản lý nhà nƣớc, việc thực thi các quy chế tiêu chuẩn của WTO của các cơ quan quản lý hữu trách sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao tính minh bạch của hệ thống pháp luật trong ngành. Yếu tố này, cùng với việc chất lƣợng của các dịch vụ tài chính đƣợc nâng cao do mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, sẽ làm tăng tính hấp dẫn của nền kinh tế bản địa và do đó, thu hút thêm nhiều đầu tƣ nƣớc ngoài hơn. Thêm nữa, sự có mặt của các ngân hàng nƣớc ngoài ở Việt Nam sẽ khuyến khích các khách hàng truyền thống của họ đầu tƣ vào Việt Nam, do đƣợc những ngân hàng này cung cấp các thông tin và dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ thích hợp. Khái quát
hóa, khu vực tài chính lành mạnh và hấp dẫn sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.