Đối với việc cấp phép hoạt động cho các ngân hàng nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam khi việt nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 55 - 56)

Chƣơng VII – Luật các Tổ chức Tín dụng sửa đổi năm 2004 về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam đã nêu rõ nhiều nội dung hoạt động của các chi nhánh và các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nếu xét trên khía cạnh pháp lý, các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thể tham gia với qui mô và nội dung rất rộng rãi. Tuy nhiên, theo Điều 39, 50 và 57 của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, văn

phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam thì “Ngân hàng Nhà nƣớc quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép” cấp cho chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng. Nhƣ vậy, nội dung hoạt động và phạm vi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài vẫn bị phụ thuộc vào việc xem xét và cấp phép của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong khi đó, các NHTM trong nƣớc, khi đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép hoạt động, đƣơng nhiên sẽ đƣợc thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng. Điều này là trái với nguyên tắc Đối xử Quốc gia (NT) trong GATS và WTO theo đó một thành viên phải dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài sự đối xử giống nhƣ họ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tƣơng tự trong nƣớc.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam khi việt nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 55 - 56)