Đa dạng hoá các hình thức tín dụng.

Một phần của tài liệu Những Giải pháp chủ yếu để mở rộng & nâng cao chất lượng tín dụng NH đối với các doanh nghiệp vừa & nhỏ (Trang 66 - 68)

các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nớc ta

3.3.2. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng.

Những năm tới các ngân hàng thơng mại và các tổ chức tín dụng nớc ta sẽ áp dụng một số hình thức tín dụng mới thích ứng với sự hoạt động ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp cũng nh những tiến bộ về công nghệ ngân hàng. Những hình thức tín dụng đã và sẽ đợc thực hiện ở Việt Nam là:

- Tín dụng bảo lãnh. - Tín dụng thuê mua.

- Nghiệp vụ cầm đồ, môi giới, chứng khoán.

Các hình thức tín dụng này ở Việt Nam hiện nay đã có các văn bản h- ớng dẫn nhng thời gian qua hoạt động còn kém cha phát triển. Do quan điểm chỉ đạo cha nhất quan, do các cơ chế pháp luật cha đợc ban hành để tạo điều kiện cho các hình thức tín dụng mới phát triển.-

1. Về nghiệp vụ bảo lãnh:

Ngân hàng Nhà nớc đã ban hành quyết định 196 - QĐ - NH14 ngày 16/09/1998 về “Quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng “ đây là một hình thức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tranh thủ đợc nguồn vốn nớc ngoài dới hình thức nhập vật t, thiết bị trả chậm có sự bảo lãnh của ngân hàng. Hình thức này khá phát triển trong những năm gần đây, giải quyết đợc nhu cầu vốn, nhất là vốn ngoại tệ để nhập thiết bị, vật t hàng hoá. Nhiều dự án nhập thiết bị đồng bộ một nhà máy với công nghệ và kỹ thuật hiện đại hàng chục triệu USD đợc ngân hàng bảo lãnh đã phát huy hiệu quả. Nhng cũng có nhiều ngân hàng, nhiều trờng hợp bảo lãnh một cách vô tội vạ, không chấp hành đúng chế độ bảo lãnh đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đợc bảo lãnh nhập những thiết bị về không tiêu thụ đợc hoặc kinh doanh thua lỗ, ngân hàng không quản lý đợc vốn hàng trả chậm, đến thời hạn thanh toán doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, ngân hàng phải trả thay.

Hiện nay có nhiều quan điểm đề nghị hạn chế hoặc cấm hẳn việc cho mở L/C trả chậm. Theo quan điểm của tôi việc bảo lãnh mở L/C trả chậm là một loại hình tín dụng phổ biến và phù hợp với cơ chế thị trờng, nhất là đối với nớc ta hiện nay đang thiếu vốn. Do vậy việc bảo lãnh tín dụng cần đợc phát triển. Song để đảm bảo an toàn vốn, ngân hàng Nhà nớc cần nghiên cứu ban hành quy chế bảo lãnh chặt chẽ.

Về chủ trơng nên mở rộng hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị đồng bộ, hiện đại để thực hiện các dự án đã đợc các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Cấm nhập vật t, hàng hoá trong nớc có khả năng cung ứng để bảo vệ hàng nội địa.

2. Tín dụng thuê mua:

Tín dụng thuê mua là hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh đợc các tổ chức tín dụng

mua theo yêu cầu của bên thuê. Bên thuê thanh toán tiền cho tổ chức tín dụng trong suốt thời hạn thuê đã đợc hai bên thoả thuận và không đợc huỷ bỏ khi kết thúc thời hạn thuê. Bên thuê đợc quyền quản lý, sử dụng tài sản thuê, hoặc mua lại tài sản thuê, hay tiếp tục thuê tài sản thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê mua.

Do đặc điểm của DNVVN là vốn ít, các điều kiện để đợc vay vốn ngân hàng không đảm bảo, đặc biệt là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, tín dụng thuê mua, nhất là thuê mua thiết bị phát triển sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DNVVN. ở các nớc công nghiệp phát triển nhiều công ty thuê mua quốc tế.

Ngày 27/05/1999 Thống đốc ngân hàng Nhà nớc đã có quyết định số 149 - QĐ - NH5 “về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua” các ngân hàng thơng mại đã có các văn bản hớng dẫn, nhng việc triển khai thực hiện hết sức khó khăn. Một số ngân hàng thơng mại vận dụng tín dụng thuê mua bằng hình thức bắt nợ, chủ yếu là nhà và đất để sử dụng vào nghiệp vụ kinh doanh của mình, cha triển khai việc cho thuê thiết bị, máy móc, gần đây đã có một số tổ chức liên doanh thành lập công ty thuê mua ra đời nhng cha hoạt động.

3. Tín dụng hợp vốn:

Là hình thức tín dụng đồng tài trợ vào một dự án. Do nhu cầu đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh có những dự án đòi hỏi quy mô vốn đầu t rất lớn. Nếu chỉ một ngân hàng đứng ra đầu t sẽ khó khăn về nguồn vôn, về nguy cơ rủi ro. Hình thức tín dụng hợp vốn hay nói cách khác là nhiều ngân hàng cùng tham gia đầu t vào một dự án sẽ giải quyết đợc những khó khăn trên.

ở Việt Nam hình thức tín dụng này đã và đang áp dụng có hiệu quả. Song để có thể mở rộng hình thức tín dụng này ngân hàng Nhà nớc cần ban hành một thể lệ cho vay vốn đồng tài trợ.

Một phần của tài liệu Những Giải pháp chủ yếu để mở rộng & nâng cao chất lượng tín dụng NH đối với các doanh nghiệp vừa & nhỏ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w