Huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 38 - 41)

Bảng 3. Bảng số liệu tình hình huy động vốn 3 năm gần đây ( 2005-2007)

(đơn vị : tỷ đồng) Các chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy đổi Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy đổi Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy đổi Nghiệp vụ huy động 4560 3614 946 5883 4818 1065 7049 5856 1193 1. Tiền gửi của

tổ chức

2897 2628 268 3896 3756 140 5103 4787 316

2. Tiền gửi tiết kiệm

1284 752 532 1546 954 592 1770 1067 703

3. Kỳ phiếu, trái phiếu

379 234 146 441 108 333 176 2 174

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT HN

26.30%

7.48%

66.22%

Các chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Nghiệp vụ huy động vốn 4560 100% 5883 100% 7049 100%

1. Tiền gửi của tổ chức 2897 63,53% 3896 66,22% 5103 72,4%

2. Tiền gửi tiết kiệm 1284 28,15% 1546 26,3% 1770 25,11%

3. Kì phiếu, trái phiếu 379 8,32% 441 7,48% 176 2,49%

28.15% 8.32% 63.53% 72.40% 25.11% 1.49%

Tiền gửi của tổ chức Tiền gửi tiết kiệm Kì phiếu, trái phiếu

Năm 2005 Năm 2006

Năm 2007

Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng liên tục, từ trên 4,5 ngàn tỷ năm 2005 đến hơn 7 ngàn tỷ năm 2007. Trong đó tiền gửi của tổ chức luôn chiếm trên 60% tổng số vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm cũng có xu hướng tăng từ trên 1,2 ngàn tỷ năm 2005 đến trên 1,7 ngàn tỷ năm 2007. Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ trọng trong tổng nguồn huy động mỗi năm, thì tiền gửi tiết kiệm lại có xu hướng giảm. Năm 2005, khoản tiền này chiếm 28,15% trong tổng nguồn huy động thì đến năm 2006 chiếm 26,3% và đến năm 2007 thì chỉ chiếm 25,11% trong tổng nguồn huy động. Lí do của việc huy động khoản tiền tiết kiệm này chưa cao là do ngân hàng chưa có sự chú trọng về lượng khách hàng dân cư này.

Kì phiếu trái phiếu lại càng có xu hướng giảm mạnh về tỷ trọng. Năm 2005 còn chiếm trên 8% nhưng đến năm 2007 chỉ còn trên 2%. Xảy ra điều này do kì phiếu, trái phiếu không được ưa chuộng do lãi suất cao, quá trình phát hành phức tạp dẫn đến chi phí cao.

Sự giảm dần về tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu, trái phiếu kéo theo sự tăng dần của tiền gửi tổ chức. Năm 2005, nguồn huy động này chiếm 63,53% trong tổng nguồn tiền huy động nhưng đến năm 2007 đã chiếm trên 70%. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, các doanh nghiệp làm ăn cũng ngày càng có lãi. Dó đó, việc gửi tiền tại ngân hàng để thanh toán, hay tiết kiệm nhằm có thêm thu nhập từ những khoản tiền nhàn rỗi cũng ngày càng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 38 - 41)