Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc sử dụng tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 62 - 65)

Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng tín dụng bao gồm việc kiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

Kiểm tra trước khi cho vay : cán bộ tín dụng phải kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có được thực hiện đúng hay không, tính khả

thi của dự án đầu tư, thẩm định dự án chặt chẽ nhằm loại bỏ những chi phí bất hợp lí, kiểm tra các đảm bảo tín dụng

Kiểm tra trong khi cho vay: muốn thực hiện công việc này, ngân hàng cần khẩn trương nhanh chóng thu thập thông tin và các tài liệu liên quan đến khoản vay của khách hàng như biên bản nghiệm thu bàn giao dự án, hóa đơn mua bán, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, …để từ đó nắm bắt được kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng

Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi phát tiền vay, ngân hàng vẫn phải tiếp tục kiểm tra khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay thông qua tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm và đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch trả nợ cho ngân hàng.

Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên. Việc kiểm tra sau khi cho vay không khống chế số lần tùy theo dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống… đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đông tín dụng, tiến độ thực hiện dự án, hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay.

3.2.7. Chính sách tín dụng

Có chính sách cụ thể đối với từng vấn đề của hoạt động tín dụng như chính sách khách hàng, chính sách về quy mô tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và thời hạn nợ, chính sách đảm bảo, chính sách về các tài sản có vấn đề.

Đối với chính sách về khách hàng, ngân hàng phải tiến hành phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng và khách hàng khác. Với từng loại khách hàng, ngân hàng phải có chế độ ưu đãi phù hợp.

Về quy mô tín dụng, ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của khách và phù hợp với các điều luật dựa trên sự tính toán về rủi ro và sinh lời.

Nên ít tài trợ cho những trường hợp khoản nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu. Ngoài các giới hạn do luật quy định, mỗi ngân hàng cần có quy định riêng về quy mô và giới hạn. Ví dụ quy mô cho vay tối đa của giám đốc khu vực hoặc chi nhánh, quy mô cho vay dựa trên giá trị vật bảo đảm, quy mô cho vay tối đa đối với từng khách hàng, từng ngành nghề. Quy mô tối đa phải đảm bảo kết hợp tính sinh lời với mức rủi ro có thể chấp nhận được của mỗi khoản cho vay.

Ngân hàng nên đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép khách hàng lựa chọn hình thức của lãi suất. Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi khách hàng vay vốn điều trước tiên họ quan tâm chính tiền lãi họ phải trả do đó cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng vừa tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Lãi suất huy động và cho vay cần được uyển chuyển, linh hoạt, có nghĩa là tuỳ theo từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà đưa ra lãi suất huy động và cho vay cho phù hợp. Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, tuy nhiên cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, có nguồn tiền gửi ổn định.

Về đảm bảo, ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản có khả năng bán được làm đảm bảo. Để đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra đối với đảm bảo, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản. Chỉ nên cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w