Một số vấn đề cơ bản về tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 43 - 45)

* Mục đích cho vay trung và dài hạn:

Ngân hàng cho vay trung dài hạn để khách hàng: - Đầu tư thực hiện dự án mới, lắp đặt

- Đầu tư cải tạo nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị - Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá cầu cống

- ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị

- Thực hiện các chương trình, dự án lớn của chính phủ ở tất các các lĩnh vực, miền núi, nông thôn, khu kinh tế trọng điểm

- Nhập khẩu vật tư thiết bị, trả nợ nước ngoài khi có yêu cầu

- Đầu tư các vấn đề liên quan đến lập dự án đầu tư, cung cấp thông tin

* Phương thức cho vay

- Cho vay trung dài hạn đầu tư phát triển dự án - Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Cho vay ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất - Cho vay đồng tài trợ cho các dự án

* Nguồn cho vay trung dài hạn:

- Vốn tự có của ngân hàng

- Nguồn huy động từ dân cứ dưới hình thức phát hành trái phiếu dài hạn, huy động tiền gửi định kì dài hạn. Ngoài ra ngân hàng còn được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

- Vốn vay từ ngân hàng nhà nước

- Vốn nợ ngân hàng nước ngoài để cho vay trung dài hạn

* Điều kiện để cấp tín dụng trung dài hạn

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật - Mục đích sử dụng vốn vay hợp lí

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả. - Có năng lực tài chính thực sự trả đươc nợ vay

- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật

- Dự án khả thi có hiệu quả được duyệt và thực hiện đầu tư theo đúng quy chế về quản lí đầu tư xây dựng của nhà nước

- Có vốn tự có tham gia đầu tư vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh - Khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến đối tượng vay vốn theo quy định

- …

* Biện pháp bảo đảm tiền vay - Nguyên tắc bảo đảm tiền vay:

+ Tổ chức tín dụng có quyền chọn, quyết định cho vay có hoặc không cần tài sản đảm bảo tiền vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình

+ Khách hàng vay được ngân hàng lựa chọn cho vay không cần bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, ngân hàng phát hiện khách hàng có vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng thì có quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.

+ Tổ chức tín dụng có quyền xử lí tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

- Hình thức bảo đảm tiền vay:

+ Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố: bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa, kim khí đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, quyền phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ…

+ Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp: bao gồm nhà ở và tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và tài sản gắn liền với đất , quyền sử dụng đất…

+ Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba: gồm tài sản của bên thứ ba

+ Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay

+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: cho vay đối với khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ vay trả với ngân hàng, có dự án khả thi và nguồn trả nợ khả thi, có nguồn thu hợp pháp để trả nợ, có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi 2 năm liền kề với thời điểm vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 43 - 45)