- NHNN cần có các quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng .Tránh sự chồng chéo, khác nhau giữa các văn bản luật gây ra khó khăn cho các NHTM. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần nhanh chóng xây
dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn (dưới luật) về hoạt động ngân hàng để các NHTM thực hiện.
- NHNN cần có kế hoạch đối với các bộ ngành liên quan để nghiên cứu soạn thảo văn bản liên quan đến các vấn đề tài sản thế chấp. Sửa đổi cơ chế cho vay, bảo lãnh theo hướng nâng cao trình độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các NHTM
- NHNN cần thu hút các dự án quốc tế hỗ trợ ngành ngân hàng Việt Nam về đào tạo cán bộ quản lí và nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lí, thẩm định dự án, đánh giá dự án
- Hỗ trợ việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lí cho các NHTM
- Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin cho các NHTM, mà trước hết là đưa ra một số thông tin tài chính của các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình thực tế của ngân hàng nói chung
- Tăng cường công tác thanh tra đối với ngân hàng nhằm kiểm tra chấp hành và quy định của các ngân hàng để kịp thời ngăn chặn sai phạm dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
- NHNN nên cho phép các NHTM được sử dụng quỹ dự trữ đặc biệt hay quỹ dự phòng rủi ro giảm giá tài sản để bù đắp phần chênh lệch thiếu giữa giá trị tài sản thế chấp, cầm cố bán được so với dư nợ ngân hàng của các khoản vay bị đóng băng do nguyên nhân khách quan (tài sản bị giảm giá, tài sản không bán được do nguyên nhân khách quan,…)
- NHNN cần chấn chỉnh sửa đổi quy chế bảo lãnh, hạn chế việc mở L/C mới đối với những loại hàng hóa không thiết yếu. Rà soát các khoản bảo lãnh, đặc biệt các loại L/C trả chậm để nắm chắc thời gian các L/C đến hạn trả.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mở, đa dạng các công cụ , chứng chỉ có giá giáo dịch tại thị trường mở như trái phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty, trái phiếu công trình… tạo điều kiện cho thị trường này hoạt động sôi động hơn.