Quy trình tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 45 - 48)

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Hồ sơ pháp lí về khách hàng

- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính - Hồ sơ về dự án vay vốn

- Hồ sơ về bảo đảm tiền vay

Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ

- Nhân lực pháp lí của khách hàng - Tình hình sản xuất kinh doanh

- Khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, kì hạn cho vay của ngân hàng - Hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

- Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung trên, cán bộ tín dụng lập tờ trình và trình lãnh đạo.

Bước 3: Quyết định cho vay

Lãnh đạo thường có các quyết định: - Duyệt đồng ý cho vay

- Duyệt cho vay có điều kiện - Không đồng ý

- Trường hợp cần đưa ra hội đồng tín dụng lấy ý kiến

- Trình hội sở chính với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh

Bước 4: Kí hợp đồng tín dụng

Ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành kí hợp đồng tín dụng nếu khách hàng được duyệt đồng ý cho vay

Bước 5: Giải ngân, kiểm tra giám sát

Thực hiện các bước tuần tự như sau:

- Thực hiện các điều kiện trước khi giải ngân - Thực hiện đảm bảo tiền vay

- Kiểm tra các căn cứ giải ngân - Trình duyệt giải ngân

- Quyết định giải ngân - Giải ngân

- Kiểm tra sau khi giải ngân

- Lập biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra

- Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng - Theo dõi tình hình phát huy hiệu quả của dự án

- Theo dõi đánh gía biện pháp đảm bảo tiền vay

Bước 6: Thu nợ, thu lãi, phí, và xử lí phát sinh

- Theo dõi việc trả nợ gốc, lãi, phí - Thu nợ , thu lãi và phí

- Xử lí phát sinh

Bước 7: Kết thúc hợp đồng tín dụng

- Tất toán khoản vay (khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả gốc, lãi , phí…)

- Giải tỏa các hợp đồng thế chấp, cầm cố: kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản cầm có thế chấp. Cán bộ tín dụng lập biên bản trả tài sản đảm bảo nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát

- Thanh lí hợp đồng tín dụng: khi hợp đồng hết và khách hàng trả nợ gốc và lãi đẩy đủ thì không cần thanh lí. Trường hợp bên vay yêu cầu thì cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lí trình trưởng phòng kí

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Hà Nội (Trang 45 - 48)