Giải pháp xây dựng công trình của dự án:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 32 - 36)

Những nội dung cơ bản của phần giải pháp xây dựng:

− Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng: giới thiệu tình hình về điều kiện tự nhiên (địa hình xây dựng, thời tiết và địa chất- thủy văn, địa chất công trình) và giới thiệu tình hình kinh tế- xã hội (tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng văn hóa- xã hội và ảnh hưởng của chúng đến các giải pháp xây dựng; tình hình về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và nhân công tại chỗ, khả năng hợp tác với lực lượng xây dựng tại chỗ).

− Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng của công trình xây dựng của dự án: quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất chính, công trình sản xuất phụ, các hạng mục

phụ trợ; quy hoạch các công trình giao thông vận tải nội bộ nhà máy, công trình về đường điện, đường cấp nước và thoát nước; quy hoạch về công trình liên lạc và thông tin; các công trình bảo vệ môi trường và cây xanh; quy hoạch về các công trình văn phòng làm việc, các công trình phục vụ đời sống vật chất và văn hóa; các hạng mục công trình về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ.

− Các giải pháp về kiến trúc: trong phần này cần giải quyết các vấn đề: giải pháp kiến trúc của từng ngôi nhà; xác định số tầng và độ cao của nhà hợp lý; giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công trình; giải pháp kiến trúc của công trình đối với môi trường xung quanh.

− Các giải pháp về kêt cấu xây dựng: phần này quy định về cấp công trình về độ bền chắc, độ chịu lửa, độ chống động đất và độ chống ăn mòn; các loại vật liệu được dùng làm kết cấu; sơ đồ kết cấu tổng quát; các kết cấu đặc biệt cần lưu ý từ nền móng, khung nhà, mái và trang trí hoàn thiện.

− Các giải pháp về công nghệ xây dựng và tổ chức xây dựng: ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi quy định những nét lớn sau:

+ Tổng tiến độ xây dựng

+ Nếu dự án phải sử dụng các biện pháp thi công lớn và khó thì đòi hỏi phải dự kiến ngay ở giai đoạn lập dự án khả thi, khả năng mua hay thuê các thiết bị thi công đặc biệt để thực hiện các biện pháp này và còn dự trù kinh phí.

+ Dự kiến các khó khăn khách quan cho khâu thi công về thời tiết, về mặt bằng chật hẹp, về bảo vệ các công trình hiện có lân cận kèm theo phương hướng khắc phục.

+ Các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khâu thi công

+ Dự kiến các phương thức thực hiện xây dựng để từ đó lựa chọn cơ quan tư vấn, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.

− Dự kiến tổng chi phí cho giải pháp xây dựng: để xác định tổng chi phí xây dựng phải dựa trên cơ sở các hạng mục công trình với các đặc tính kết cấu và kiến trúc kèm theo.

− Thống kê các kết quả tính toán thành các bảng biểu: trong phần này cần nêu rõ: danh sách các hạng mục công trình kèm theo nhu cầu về diện tích xây dựng, cấp công trình, loại kết cấu, số tầng; nhu cầu về đất đai xây dựng; nhu cầu về xây dựng các công trình nằm ngoài tường rào; nhu cầu về chi phí xây dựng.

Ví dụ: dự án “ đầu tư xây dựng trung tâm phát triển công nghệ điện tử - viễn thông” đã đưa ra giải pháp xây dựng công trình của dự án:

∗ Giải pháp về kiến trúc:

• Giải pháp kiến trúc tổng thể mặt bằng:

- Dựa trên quy hoạch tổng mặt bằng dự kiến khu phát triển doanh nghiệp. - Các bản vẽ quy hoạch TL 1/500 khu đất quy hoạch cụm doanh nghiệp do UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt.

- Các bản vẽ quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan TL 1/500 do Ban quản lý quy hoạch dự án quận Cầu Giấy cung cấp.

- Căn cứ theo yêu cầu cụ thể của dự án nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án và khai thác hiệu quả quỹ đất.

Giải pháp tổng mặt bằng tuân thủ quy hoạch chi tiết điều chỉnh và thiết lập tổng hợp các hạng mục đầu tư xác định quy mô theo hình thái quản lý và thực hiện của dự án.

• Giải pháp kiến trúc công trình:

+ Giải pháp mặt bằng

Mặt bằng các tầng có cơ cấu như sau:

- Tầng hầm (tại cốt -2,5 đến -3) được bố trí đề làm nhà để xe ô tô và xe máy của cán bộ làm việc tại công ty.

- Tầng 1 (tại cốt sàn +0,00) Bố trí sảnh vào cho các đối tượng khách vào khu dịch vụ riêng và khách của khu văn phòng cho các tầng trên riêng. Có các sảnh phụ dành riêng cho nhân viên và các hệ thống kho hàng kỹ thuật bảo vệ và phòng hoả. Tại các vị trí sảnh bố trí các hệ thống giao thông trục đứng bao gồm: thang máy và thang bộ, hộp kỹ thuật theo trục đứng công trình. Ngoài ra có các không gian phục vụ vệ sinh riêng biệt.

- Các tầng từ 2 đến 3 đều bố trí có mô hình không gian mở, kết hợp bố trí các cụm thang máy, thang bộ cũng như khu phục vụ chức năng tại những điểm nút của trục giao thông đứng và ngang. Các phần phục vụ kho hàng sẽ được tách riêng và có đảm bảo về điều kiện an toàn phòng hoả.

- Các tầng từ 4 đến 11 bố trí theo kiểu mặt bằng toàn khối, sử dụng không gian mở kết hợp các vách ngăn kỹ thuật và bố cục tạo hình bởi 2 cụm thang và khối phục vụ chính. Mỗi tầng có thể ngăn chia dựa trên các khối kỹ thuật phục vụ đó.

- Sân thượng bố trí bể nước phục vụ sinh hoạt và PCCC, tum thang máy và thang bộ, các hệ thống kỹ thuật khác. Mái được phủ lớp vật liệu chống nóng và chống thấm phù hợp.

Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của toàn nhà: - Diện tích khu đất : 1500 ÷ 1600 m2

- Diện tích xây dựng toà nhà 11 tầng: 750 m2 - Diện tích sàn: tổng cộng 7.450 m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giải pháp mặt đứng:

- Giải pháp mặt đứng dựa trên cơ bản chỉ tiêu sử dụng chiều cao các tầng. Chiều cao trung bình các tầng 1-3 là 4m, chiều cao các tầng 4-11 là 3m÷3,3m. Tổng chiều cao công trình khoảng 38m.

- Mặt đứng kiến trúc của công trình có dáng vẻ hài hoà và phù hợp với tính chất sử dụng và ý nghĩa chức năng của công trình. Toàn bộ phần bên ngoài sẽ được dùng chất liệu kính có kết cấu và liên kết chắc chắn bằng kim loại, phù hợp với chức năng sử dụng và mỹ quan. Sử dụng các đường nét trang trí bố cục theo tổ hợp tỷ lệ của các lưới khung liên kết tạo bề mặt. Khối đế 3 tầng có hình dáng vuông vắn đơn giản hiện đại, thể hiện qua hệ thống khung kết cấu đặc chắc khoẻ dưới lớp kính trong suốt để lộ các hoạt động sôi nổi bên trong.

- Sử dụng vật liệu hoàn thiện có hiệu quả trong kiến trúc, đồng thời đảm bảo tính kinh tế và khả thi của dự án.

∗ Giải pháp về kết cấu và xây dựng: •Vật liệu sử dụng:

- Xét quy mô công trình thiết kế lựa chọn vật liệu chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình là các vật liệu phổ thông. Bê tông móng mác 300. Phần thân bê tông mác 300. Thép nhóm AI, AII, AIII.

- Các tải trọng đứng bao gồm tải trọng bản thân vật liệu công trình và hoạt tải sử dụng (theo tiêu chuẩn TCVN 2737-95 về tải trọng tác dụng)

- Tải trọng ngang được áp dụng tính toán cho công trình lấy theo tiêu chuẩn TCVN 2373-95, gồm hai thành phần tĩnh và động của tải trọng gió. Tải trọng do gió gây ra thông qua các mặt tường đón gió tác động vào hệ khung vách BTCT.

Việc tính toán động đất được tính theo Quy chuẩn Việt Nam, căn cứ vào bản đồ kháng chấn trên địa bàn Hà Nội, căn cứ vào quy mô công trình. Công trình tính với động đất cấp 7 theo hướng dẫn kháng chấn của Bộ Xây dựng.

• Giải pháp kết cấu:

- Sử dụng giải pháp thiết kế kết cấu công trình được thiết lập trên cơ sở móng cọc, khung, vách bê tông cốt thép tạo lõi cứng, kết hợp với hệ dầm sàn chịu lực, tường chèn gạch rỗng vữa xi măng mác 50.

- Các tải trọng ngang do gió gây ra (vùng áp lực gió vùng 2) có kề cận đến hệ số giảm tải trọng gió theo chiều cao ứng với địa hình thành phố.

•Phần móng:

- Căn cứ vào tình hình thực tế địa chất khu vực dự kiến xây dựng, căn cứ vào quy mô công trình cho thấy giải pháp thiết kế móng được lựa chọn như sau: Dùng phương án móng khoan cọc nhồi BTCT để truyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt hợp với dạng công trình cao tầng tại địa bàn Hà Nội và tránh ảnh hưởng do lún cho công trình Đảm bảo độ vững chắc an toàn cho công trình.

- Giải pháp móng cọc nhồi: móng cọc khoan nhồi BTCT mác 350 có đường kính 80-100 cm. Trước khi thi công cọc đại trà nhất thiết phải kiểm tra sức chịu tải thực tế của cọc. Nếu sức chịu tải tính toán theo dự báo không phù hợp với sực chịu tải thực tế, thiết kế sẽ bố trí lại mặt bằng cọc và chiều dài cọc. Đài cọc đơn kết hợp hệ giằng giảm được ảnh hưởng móng cột lệch tâm.

•Phần thân:

Giải pháp thiết kế sử dụng hệ thống khung, cột, dầm sàn toàn khối kết hợp với hệ vách thang máy, đảm bảo an toàn về khả năng chịu lực của công trình. Hệ cột khung bố trí theo lưới 7,8x7,8 và 6,9x6,9. Bản sàn tính toán dầy 15 cm chung cho tất cả các kích thước ô bản sàn. Tường xây chèn khung được gọi là vách bao che ngăn cách, kết hợp với hệ dầm khung và sàn đổ tại chỗ truyền tải lên hệ kết cấu khung vách - lõi thang máy BTCT kết hợp với nhau cùng chịu lực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 32 - 36)