Mục đích đánh giá tác động môi trường của dự án là nhằm phát hiện các tác động xấu của dự án đến môi trường, tìm các công cụ để quản lý, hạn chế và ngăn ngừa chúng, đưa ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường vào các bước sớm nhất của quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, trên cơ sở đó đảm bảo dự án phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường. Quá trình phân tích ảnh hưởng của dự án đến môi trường bao gồm hai nội dung: nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai đoạn của dự án và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Việc lập lịch trình thực hiện từng hạng mục công trình, từng công việc trong mỗi hạng mục công trình của dự án phải đảm bảo làm sao cuối cùng dự án có thể bắt đầu đi vào sản xuất hoặc hoạt động theo đúng thời gian dự định. Có nhiều phương pháp phân tích và lập lịch trình thực hiện dự án khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và sự phức tạp về kỹ thuật xây dựng và sản xuất dự án, đó là: phương pháp sơ đồ Gantt; phương pháp Pert và CPM.
Sau đây là lịch trình thực hiện dự án lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí ở nhà máy thép Nam Đô mà công ty đã thực hiện.
TT Công tác
Mô tả Công tác trước Thời gian (tuần)
1 A Xây dựng bộ phân bên trong
- 2
2 B Sửa chữa mái và sàn - 3
3 C Xây ống gom khói A 2
4 D Đổ bê tông và xây khung B 4
5 E Xây cửa lò chịu nhiệt C 4
6 F Lắp đặt hệ thống kiểm soát C 3
7 G Lắp đặt thiết bị lọc khí D, E 5
8 H Kiểm tra và thử nghiệm F, G 2
Thời gian (tuần)
TT Công tác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
1 A - Xây dựng bộ phân bên trong
2 B - Sửa chữa mái và sàn 3 C - Xây ống gom khói
4 D - Đổ bê tông và xây khung 5 E - Xây cửa lò chịu nhiệt 6 F - Lắp đặt hệ thống kiểm
soát
7 G - Lắp đặt thiết bị lọc khí 8 H - Kiểm tra và thử nghiệm
Vai trò của tổ chức quản lý xuất hiện ngay từ khi dự án bắt đầu hình thành trong ý tưởng của nhà đầu tư và tiếp tục xuyên suốt trong quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Với sự xuất hiện của chức năng tổ chức – quản lý, vai trò của nó cũng bắt đầu phát huy tác dụng qua các giai đoạn của quá trình lập và quản lý dự án đầu tư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư là rất cần thiết trong nội dung lập dự án đầu tư.
Để xác lập và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý vận hành dự án cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khía cạnh này, bao gồm cả các nhân tố pháp lý, các nhân tố về tổ chức và các nhân tố kinh tế. Các dự án khác nhau có thể có hình thức tổ chức quản lý khác nhau nhưng khi lựa chọn hình thức cho mỗi dự án cụ thể cần phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu: tập trung hóa, cân đối, đồng bộ, linh hoạt, nhịp nhàng, liên tục và thừa kế.
Cơ cấu tổ chức vận hành dự án có thể được bố trí theo nhiệm vụ, theo địa điểm hoặc theo sản phẩm. Việc lựa chọn hình thức quản lý phụ thuộc vào một số tiêu chí như: tính chất dự án, quy mô dự án, quan hệ sở hữu vốn, mức độ rủi ro và phức tạp của từng dự án…
Sau khi xây dựng được sơ đồ tổ chức vận hành của dự án, cần dự kiến số lượng công nhân trực tiếp làm việc cho dự án. Để xác định được số nhân công trực tiếp làm việc cho dự án có thể sử dụng một số phương pháp khác nhau. Đối với các dự án trong lĩnh vực công nghiệp có thể sử dụng các phương pháp: phương pháp tính số lượng nhân công trực tiếp sản xuất, phương pháp dựa vào định mức đứng máy…
Trên cơ sở xác định đầy đủ tiêu chuẩn và nguồn nhân sự cần tiếp tục nghiên cứu và dự tính chi phí nhân lực. Chi phí nhân lực bao gồm: chi phí lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi, chi phí đào tạo,tuyển dụng.
Ví dụ: Trong dự án “ đầu tư xây dựng trung tâm phát triển công nghệ điên tử - viễn thông” tổ chức quản lý dự án:
- Tổ chức quản lý dự án: Công ty sẽ thành lập một Ban quản lý dự án trực thuộc công ty để trực tiếp điều hành dự án theo luật Xây Dựng.
- Khi đi vào vận hành và khai thác, Ban Quản lý dự án sẽ quản lý toàn bộ toà nhà và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các đơn vị thành viên thuộc công ty như:
- Quản lý chung theo quy chế của công ty.
- Phối hợp với các ban quản lý cụm công nghiệp và các cơ quan chức năng khác có liên quan.
- Bảo trì toà nhà; Bảo trì hệ thống điện, nước…