Tình hình thu hút nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-2002

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút & sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục trong thời gian tới (Trang 25 - 27)

I. Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam gia

1. Tình hình thu hút nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-2002

Những thành tựu đạt đợc trong cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ với các quốc gia, cũng nh các tổ chức trên thế giới, khiến cho việc thu hút nguồn vốn ODA vào đất nớc ngày càng tăng.

Chúng ta đều biết rằng cho đến năm 1989, Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn ODA chủ yếu từ Liên Xô cũ, các nớc XHCN Đông Âu, Trung Quốc và một số nớc t bản phát triển (nh Thụy Điển), một số tổ chức quốc tế (nh UNDP), và một số tổ chức NGOs... Nhng từ năm 1991, nguồn vốn ODA từ các nớc XHCN chấm dứt, khiến cho Việt Nam hầu nh không còn nguồn ODA lớn.

Nhng bắt đầu từ năm 1993 trở đi, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế đợc nối lại trên cơ sở tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII. Tiếp theo đó, các Đại Hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX tiếp tục khẳng định chủ trơng đờng lối đối ngoại của Đảng ta, đó là Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

Cho đến nay Việt Nam có quan hệ hợp tác phát triển song phơng với 25 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Pháp, Canada, Đan Mạch...) và 15 tổ chức quốc tế đa phơng ( ADB, UNDP, WB, EC, UNFPA...)

Ngoài ra các đối tác trong quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam còn phải kể đến các NGOs đang hoạt động tại Việt Nam với trên 350 tổ chức, giá trị viện trợ bình quân một năm hơn 80 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Trong số các nhà tài trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm khoảng 70% tổng giá trị ODA đã cam kết, (trong đó Nhật Bản chiếm tới 40%)

Để thu hút, vận động ODA, từ năm 1993 đến năm 2002 chúng ta đã tổ chức 10 Hội nghị nhóm t vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, trongđó có 3 lần họp tại Pháp, 1 lần họp tại Nhật Bản, còn lại đều họp tại Việt Nam. Thông qua 10 hội nghị này, các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp ODA cho nớc ta với tổng lợng cam kết đạt 22,31 tỷ USD (trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm 19%, đạt 4,24 tỷ USD và phần còn lại là vốn vay u đãi). Về cơ bản, lợng ODA cam kết trong giai đoạn 1993-2002 có xu hớng ngày càng tăng, trung bình mỗi năm đạt trên 2,2 tỷ USD, là mức cam kết cao hơn so với các nớc đang phát triển khác. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á năm 1997 chỉ làm giảm mức cam kết xuống một lợng không đáng kể trong 3 năm 1998, 1999, 2000 (giảm hơn 10%) rồi sau đó lại phục hồi nhanh chóng và đạt đỉnh cao vào năm 2002 là 2,5 tỷ USD. Điều đó gây bất ngờ cho các nhà phân tích kinh tế cũng nh Chính phủ Việt Nam vì cùng thời gian này khối lợng FDI có xu hớng giảm. Nh vậy, quy mô ODA cam kết khá cao, thể hiện sự quan tâm của các nhà tài trợ tới Việt Nam, một phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc tạo ra một yếu tố quan trọng là vốn phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nớc, mặt khác cũng đặt Việt Nam trớc đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác giải ngân và sử dụng vốn có hiệu quả.

Đơn vị: Tỷ USD

Năm Cam kết ODA Lợng tăng giảm

1993 1,819 1994 1,941 0,122 1995 2,264 0,323 1996 2,430 0,166 1997 2,420 -0,10 1998 2,186 -0,234 1999 2,100 -0,86 2000 2,250 0,150 2001 2,400 0,150 2002 2,500 0,100 Tổng 22,310

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu t

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút & sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục trong thời gian tới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w