Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của Tập đoàn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 25 - 29)

1.1. Các nhân tố bên trong

Nhu cầu nhân công của toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Nhu cầu nhân công là nhân tố thể hiện rõ nét nhất sự phát triển của một tổ chức. Một tổ chức lớn, liên tục phát triển mạnh thì đi theo đó nhu cầu nhân công càng phải cao cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hiện nay, theo kế hoạch phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam nói riêng và nền công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung, mỗi năm ngành cần bổ sung thêm khoảng 12.000 – 13.000 lao động. Trong đó, công nhân kỹ thuật trình độ cao cần khoảng 5.500 – 6.000 người. Đây chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy công tác đào tạo của Tập đoàn phát triển.

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam có hơn 300 đơn vị thành viên. Trong đó, Công ty Cổ phần Vận tải - Công nghiệp tàu thủy Bình Định (VINASHIN Bình Định) được Tập đoàn giao làm chủ đầu tư 5 dự án lớn tại Bình Định. Dự án đầu tiên đã bắt đầu khởi động từ năm 2006. Hiện nay Công ty có gần 200 lao động; đến năm 2012 nhu cầu nguồn lao động của Công ty phải đạt 5.000 CBCN. Trong đó đội ngũ lao động phục vụ cho Nhà máy Công nghiệp tàu thủy Nhơn Hội đã là 4.000 người; sĩ quan thuyền viên phục vụ cho đội tàu là 350 người; 500 người phục vụ các dự án khác; cán bộ chuyên môn là 150 người…

Lãnh đạo Tập đoàn

Lãnh đạo Tập đoàn là người cuối cùng ký duyệt những kế hoạch đào tạo của văn phòng Tập đoàn và của các đơn vị thành viên gửi lên hàng năm. Chính vì vậy, những đường lối, tư tưởng, suy nghĩ và nhận thức của lãnh đạo Tập đoàn và cụ thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị là hết sức quan trọng. Nếu vị lãnh đạo này nhận thức được vai trò to lớn của hoạt động đào tạo hay nhận thấy nhu cầu đào tạo trong Tập đoàn thì hoạt động đào tạo của Tập đoàn sẽ được đẩy mạnh phát triển rõ rệt. Và ngược lại, nếu lãnh đạo Tập đoàn không chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực và không nhận ra vai trò to lớn của hoạt động đào tạo sẽ gián tiếp làm hạn chế sự phát triển của cả Tập đoàn nói riêng và của cả một ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung.

Kinh phí đào tạo của Tập đoàn được lấy từ quỹ đào tạo tập trung của Tập đoàn, quỹ đào tạo của các Đơn vị thành viên, quỹ nghiên cứu khoa học theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, nguồn kinh phí đầu tư từ Nhà nước… Với những nguồn kinh phí như vậy thì tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo của Tập đoàn thì không phải nhỏ. Vấn đề đặt ra bây giờ là Tập đoàn sẽ sử dụng nó như thế nào?

Nhận thức của cán bộ công nhân viên

Vấn đề nhận thức của Cán bộ công nhân viên Tập đoàn cũng là một yếu tố quan trọng tác động vào hoạt động đào tạo của Tập đoàn. Vì chính những Cán bộ công nhân viên mới là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động đào tạo của Tập đoàn. Nếu các Cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong Tập đoàn thì họ sẽ tham gia tích cực hơn và kết quả mang lại sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu các Cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn không nhận thức được vai trò của công tác đào tạo thì kết quả mang lại sẽ không cao so với những chi phí phải bỏ ra để tổ chức, thực hiện và duy trì công tác đào tạo.

1.2. Các nhân tố bên ngoài

Chính sách phát triển ngành đóng tàu của Nhà nước

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã coi ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nước nhà. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển vượt bậc, càng nhanh càng tốt. Điều này góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo trong Tập đoàn phát triển.

Với chỉ tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một thế lực lớn trong toàn ngành công nghiệp Tàu thủy thế giới ( đứng thứ 4) thì đấy chính

là động lực rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất tác động đến từng con người cụ thể trong Tập đoàn nói riêng và toàn ngành Công nghiệp Tàu thủy nói chung phát triển để đạt được mục tiêu đó.

Đội ngũ giảng viên và cơ sở hạ tầng của các cơ sở đào tạo trong nước

Chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy, đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập, chưa có sự gắn kết sâu rộng giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp đóng tàu... Các vấn đề về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cũng chưa được thực hiện tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo của Tập đoàn cả về số lượng và chất lượng.

Sự mất cân đối giữa ba miền trong cả nước

Hiện nay, Tập đoàn đã phát triển, mở rộng quy mô trải dài trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng vấn đề nguồn nhân lực lại không như vậy. Ở một số tỉnh thành phố lớn, có truyền thống với ngành công nghiệp tàu thủy thì tập trung một số lượng cán bộ công nhân viên trong ngành rất lớn và có rất nhiều người có tay nghề giỏi.

Nhưng ngược lại, ở những thành phố mới bắt đầu tổ chức sản xuất, tham gia vào ngành Công nghiệp Tàu thủy thì lại rất hạn chế về nguồn nhân lực. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo của Tập đoàn

. Những trung tâm phát triển của ngành thì tập trung quá nhiều lao động và ngày càng nhiều hơn nữa khi nhu cầu được tham gia đào tạo ở đây

rất cao. Và những cơ sở đào tạo ở những khu vực này tất yếu sẽ không đáp ứng nổi nhu cầu được đào tạo ở khu vực này. Còn ngược lại, những vùng miền mới tham gia vào ngành công nghiệp tàu thủy thì rất hạn chế về số lượng lao động và nhu cầu được đào tạo cũng rất thấp. Tình trạng này dẫn đến việc mất cân đối trong đào tạo tại các khu vực trong cả nước.

Sức ép cạnh tranh buộc phải phát triển của các nền Công nghiệp Tàu thủy lớn trên thế giới

Là một nước ra đời sau so với các nền Công nghiệp Tàu thủy trên thế giới, Việt Nam đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi về mọi mặt. Và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam cũng vậy, mới được thành lập cách đây 10 năm, chúng ta thua kém các nền công nghiệp tàu thủy phát triển trên thế giới cả về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, lẫn tay nghề, kinh nghiệm của các cán bộ công nhân viên chức trong Tập đoàn.

Điều này đã tạo ra một sức ép không nhỏ buộc các hoạt động đào tạo của cả Tập đoàn nói riêng và các tổ chức đào tạo khác trong nước phải phát triển và phát triển mạnh hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu của Tập đoàn là theo kịp các nước có nền Công nghiệp Tàu thủy phát triển khác.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 25 - 29)