Hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 31 - 32)

2. Kết quả hoạt động đào tạo của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

2.2. Hình thức đào tạo

nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho Tập đoàn.

2.2. Hình thức đào tạoa. Đào tạo mới a. Đào tạo mới

Hiện nay, với vị thế là một nước có nền công nghiệp đóng tàu đứng thứ 4 Châu Á, đứng thứ 10 thế giới về số lượng tàu đóng mới và tàu có trọng tải lớn; hàng năm nhu cầu bổ sung nhân lực cho toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam là vào khoảng 12.000 – 13.000. Nhưng các trường đại học, học viện, cao đẳng của Tập đoàn cũng như của Nhà nước chỉ đáp ứng được từ 5.500 – 6.000 lao động mới ra trường. Trong đó đội ngũ kỹ sư cần bổ sung mỗi năm khoảng 1.700 đến 2.500 người. Thế nhưng, các cơ sở đào tạo mới chỉ cung cấp được khoảng 600 đến 700 kỹ sư và khoảng 2.000 đến 3.000 công nhân. Nhiều đơn vị tìm mọi cách để thu hút nguồn nhân lực như: đăng tin quảng cáo để tìm nguồn nhân lực ở khắp nơi, nhưng vẫn không sao tuyển đủ số nhân lực cần thiết.

Chẳng hạn, Công ty Đóng tàu Hạ Long, năm 2007 cần tuyển 150 đến 200 kỹ sư ngành vỏ tàu và máy tàu thuỷ, song chỉ tuyển được 30 kỹ sư. Có đơn vị đóng tàu ở miền Trung, nhà máy xây dựng xong nhưng đến nay vẫn không thể nào thu hút đủ số lượng nguồn nhân lực. Không chỉ thiếu hụt nhân lực mà chất lượng lao động cũng đang là điều đáng phải bàn.

b. Đào tạo nâng cao

Đạo tạo nâng cao là việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho các cán bộ công nhân viên thuộc Tập đoàn về kiến thức chuyên môn. Lý do, công nghệ đóng tàu của ta càng ngày càng tiên tiến và hiện đại; và để các cán bộ công nhân

viên trong Tập đoàn bắt kịp với xu thế chung của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp tàu thủy thế giới nói chung thì việc tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn là điều tất yếu và cần phải làm thường xuyên, lâu dài.

Trong một vài năm trở lại đây, thì hình thức đào tạo nâng cao được chia thành các loại:

• Dài hạn: Từ 12 tháng trở lên, bao gồm: ♦ Chính quy tập trung.

♦ Không tập trung (đào tạo tại chức, đào tạo từ xa). • Ngắn hạn: Dưới 12 tháng, bao gồm:

♦ Đào tạo theo đề án, dự án, hợp đồng mua thiết bị, vật tư, công nghệ.

♦ Đào tạo kèm cặp, tu nghiệp sinh, nghiên cứu, khảo sát và học tập kinh nghiệm ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 31 - 32)