Định hướng phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 42 - 45)

1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Nam

a. Định hướng chung

Mục tiêu quan trọng nhất và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp đóng tàu nói chung là đến năm 2020 sẽ trở thành cường quốc về đóng tàu (đứng thứ 4 trên thế giới).

Để thực hiện được điều đó, thì Tập đoàn đã cụ thể hóa bằng những mục tiêu cụ thể hơn như:

Mục tiêu năm 2008

Giá trị tổng sản lượng đạt: 41.822,2 tỷ VNĐ, bằng 152,3% so với năm 2007.

Giá trị doanh thu đạt: 37.837,6 tỷ VNĐ, bằng 162,98% so với năm 2007.

Các sản phẩm chủ yếu:

• Đóng mới được cái loại tàu có trọng tải đến 300.000 tấn, tàu container có sức chở đến 3.000 TEU, các loại tàu khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dàu khí…

• Sửa chữa được tàu có trọng tải đến 400.000 tấn.

• Sản xuất được thép tấm đóng tàu, lắp ráp và sản xuất động cơ diesel đến 22.000 sức ngựa, sản xuất container các loại và các loại thiết bị tàu thủy.

• Đóng tàu chở ô tô, tàu khách cao tốc… Đầu tư phát triển:

• Mở rộng và đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có, đầu tư xây dựng một số cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển tại các địa điểm thuận lợi: Hải Thịnh, Nghi Sơn, Dung Quất, Cam Ranh, Nhơn Hội, Soài Rạp, Đồng Nai, Hậu Giang.

• Tập trung đầu tư công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy trở thành Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng của ngành Công nghiệp tàu thủy.

• Xây dựng các Trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ để đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Công nghiệp tàu thủy.

• Vận tải: Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất của đội tàu vận tải viễn dương; vận tải khách; vận tải ven biển và vận tải sông cùng với các cơ sở dịch vụ hàng hải. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng biển, một số cảng biển, cảng sông, cảng chuyên dụng cho tàu Lash và các tàu đặc dụng khác tại địa điểm thích hợp ở ba miền Bắc – Trung – Nam.

Mục tiêu đến năm 2010

• Mục tiêu đến năm 2010: Đóng mới tàu đến 100.000 DWT, sửa chữa tàu đến 400.000 DWT, chế tạo và lắp ráp được thiết bị vật tư cho ngành CNTT.

• Tập đoàn cần tìm đối tác nước ngoài là những tập đoàn, công ty của các nước có kỹ thuật đóng tàu cao để thiết lập các dự án liên doanh xây dựng các nhà máy đóng tàu với công nghệ tiên tiến. • Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu thuỷ cũng sẽ đạt tới

60-70% sản phẩm, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác.

Theo chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt: đến năm 2010 Tập đoàn có 120.000 cán bộ công nhân viên và đến năm 2020 phải bảo đảm 200.000 cán bộ công nhân viên. Theo nhu cầu trên, mỗi năm Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam phải đào tạo, tiếp nhận khoảng 15.000 công nhân, 400 cán bộ quản lý, 1.200 cán bộ chuyên môn. Đây thực sự là nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực của Tập đoàn.

Bên cạnh việc cần nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của Tập đoàn, thì việc cần nâng cao chất lượng học viên được đào tạo mới cũng như chất lượng các cán bộ công nhân viên đang công tác tại Tập đoàn là điều cũng rất cần thiết. Hiện nay, Tập đoàn đang tiến những bước tiến rất dài và vững chắc, các thiết bị công nghệ, phương pháp thi công mới, tiên tiến được sử dụng nhiều hơn ngang tầm thế giới nên việc có nhiều cán bộ công nhân viên không bắt kịp với xu thế phát triển của Tập đoàn là điều tất yếu và Tập đoàn cần nhanh chóng giải quyết thực trạng này.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 42 - 45)