Những giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 45 - 50)

Với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển, việc Việt Nam phát triển ngành kinh tế biển nói chung và ngành đóng tàu nói riêng là tất yếu. Điều này đã được dự báo từ lâu, nhưng đáng tiếc, nguồn nhân lực phục vụ cho cả hai ngành kinh tế này lại chưa được dự báo để quy hoạch, phát triển. cả nước hiện có hơn 5.700 sinh viên đang theo học hệ chính quy tại 8 trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành đóng tàu. Với số lượng sinh viên và mạng lưới trường lớp như vậy, thật khó mà đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các đơn vị, doanh nghiệp đóng tàu hiện tại cũng như lâu dài.

Và sau đây là một số giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng như hiện nay:

2.1. Thành lập trường đại học tổng hợp Vinashin

Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi thời kỳ thông tin bùng nổ, việc nắm bắt và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng trở lên cấp thiết hiện nay, đặc biệt đối với ngành Công nghiệp Tàu thủy. Là ngành kỹ thuật tổng hợp ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại để chế tạo các sản phẩm hiện đại đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong thời buổi hội nhập và phát triển.

Hiện tại các Trường Đại học chuyên ngành của Việt Nam chưa đáp ứng kịp thời về nguồn nhân lực – các loại kỹ sư cho Tập đoàn, cụ thể hàng năm Tập đoàn cần bổ dung từ 1.800 – 2.000 kỹ sư các chuyên ngành Công nghiệp Tàu thủy, các Trường chuyên ngành trên chỉ đáp ứng được 30% số nhu cầu trên.

Là Tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển đa ngành, đa nghề trong đó đóng tàu là ngành sản xuất kinh doanh chủ lực của Tập đoàn, bên cạnh đó các ngành vận tải biển, xây dựng, công nghiệp nặng là các ngành công nghiệp phụ trợ khác là những hướng phát triển chính của Tập đoàn từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Do đó, việc đào tạo bậc đại học để chủ động đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kỹ sư, cử nhân cung cấp trực tiếp cho Vinashin nhất là kỹ sư thực hành là công việc cấp bách hiện nay của Tập đoàn.

Ngoài ra Trường còn là nơi nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất để áp dụng vào thực tế sản xuất hiện nay của Tập đoàn; nơi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đồng thời là địa điểm giao lưu với các Trường, học viện chuyên ngành trong nước và quốc tế.

Đây sẽ là một giải pháp rất hữu hiệu trong thực trạng hiện nay của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Khi mà các trường đại học, cao đẳng có dạy các ngành liên quan đến tàu thủy, kinh tế biển… hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Tập đoàn. Họ chỉ tập trung đào tạo cái họ có chứ chưa đào tạo cái Tập đoàn cần. Mặt khác, do cơ sở hạ tầng còn thấp, trình độ giảng dạy của các giảng viên chưa cao, điều này đã tạo ra sự yếu kém, thụ động cho các học viên tham gia học ngành này.

Vì vậy việc thành lập ra một trường đại học tổng hợp Vinashin là điều tất yếu, nó đánh dấu những bước đi vững chắc và lâu dài cho cả Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Theo dự định, trường Đại học Tổng hợp Vinashin sẽ bao gồm: • Trường đại học Vinashin;

• Trường đại học Công nghệ Vinashin; • Trường đại học kỹ thuật Vinashin;

• Trường đại học Kỹ thuật, công nghệ Vinashin; • Và một số trường cao đẳng.

Các trường đại học, cao đẳng… thuộc Đại học Tổng hợp Vinashin sẽ được bố trí, xây dựng ở cả ba miền của đất nước.

Việc thành lập Đại học tổng hợp Vinashin sẽ tạo ra cho Tập đoàn một số thuận lợi như:

• Việc thành lập trường Đại học Tổng hợp Vinashin sẽ giúp cho Tập đoàn chủ động hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Nhân lực được đào tạo ra đúng mục đích hơn và mang tính thực tế hơn.

• Nếu trường đại học Tổng hợp Vinashin được đầu tư tốt về mọi mặt như cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, giáo

viên, phương pháp giảng dạy… thì sẽ tạo cho sinh viên một môi trường học tập tốt, mang tính thực tế cao. Sinh viên ra trường sẽ đỡ bỡ ngỡ với công việc hơn, Tập đoàn cũng sẽ giảm được một khoản chi phí không nhỏ cho việc phải đào tạo lại khi bắt đầu như hiện nay.

• Tập đoàn cũng sẽ khắc phục được tình trạng lao động có tay nghề cao phân bố không đều như hiện nay. Với việc các trường đại học đều được xây dựng ở cả ba miền thì các khu vực mới tham gia vào ngành công nghiệp tàu thủy sẽ có đủ số lượng kỹ sư, công nhân tay nghề cao phục vụ trong quá trình lao động sản xuất.

2.2. Liên kết sâu, rộng, chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng trên cả nước có đào tạo ngành liên quan đến Công nghiệp Tàu thủy cả nước có đào tạo ngành liên quan đến Công nghiệp Tàu thủy

Hiện nay, trên cả nước có tất cả 8 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp tàu thủy, vận tải biển, kinh tế biển… Nhưng tất cả các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang đào tạo những cái mình có chứ chưa hề đào tạo cái mà toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang cần.

Vì vậy, việc liên kết sâu, rộng, chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng trên cả nước để cùng tìm hướng đi cho công tác đào tạo của toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một hướng đi đúng đắn.

Tập đoàn Vinashin và các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo các ngành liên quan đến Công nghiệp tàu thủy cùng nhau tạo ra một kênh thông tin chung. Qua kênh thông tin chung này, Tập đoàn sẽ cung cấp cho các trường Đại học, Cao đẳng biết những thông tin về yêu cầu cũng như nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của mình. Về phía các trường Đại học, Cao đẳng

cũng qua kênh thông tin này để có thể nắm rõ nhu cầu của thị trường mà từ đó đưa ra những chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp.

Việc liên kết về mọi mặt với các trường đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ tạo ra những mặt tích cực:

• Các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước hiện nay sẽ được cung cấp những thông tin về số lượng sử dụng lao động của Tập đoàn trong thời gian tới để từ đó có thể đưa ra những chiến lược tuyển sinh đào tạo phù hợp.

• Tập đoàn cũng có thể nêu ra những yêu cầu của mình về lực lượng lao động trong tương lai cho các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước nắm rõ để có những thay đổi, điều chỉnh trong phương pháp giảng dạy, nhằm tạo ra những học viên có chất lượng cao phục vụ tốt nhu cầu của Tập đoàn.

• Việc liên kết giữa Tập đoàn với các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước cũng sẽ tạo ra những thuận lợi cho cả hai bên trong việc hỗ trợ nhau về kỹ thuật, vốn đầu tư,… để cùng nhau phát triển.

2.3. Tăng cường hợp tác với các quốc gia có nền Công nghiệp Tàu thủy phát triển mạnh thủy phát triển mạnh

Hiện nay, xét về vị thế thì Việt Nam vẫn là một nước có nền Công nghiệp sinh sau, đẻ muộn. Mặc dù, toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói riêng đã rất nỗ lực trong những năm qua nhưng chừng đó là chưa đủ để san lấp khoảng cách về trình độ với các nền công nghiệp phát triển đó.

Trước hết, Tập đoàn cần tạo ra một mối quan hệ tốt với công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài có thâm niên trong ngành Công nghiệp Tàu thủy. Để làm được điều

Việc hợp tác với các quốc gia có nền Công nghiệp Tàu thủy phát triển mạnh sẽ tạo ra cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nhiều lợi thế:

• Chúng ta có cơ hội học hỏi kinh nghiệm đong tàu của các quốc gia đó.

• Ngoài ra, chúng ta cũng học thêm được nhiều điều về cách sử dụng lao động tại các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đóng tàu này.

• Mặt khác, việc hợp tác với họ sẽ giúp chúng ta có thể cử các cán bộ, công nhân viên sang các nước họ để học hỏi kinh nghiệm thực thế. Đây chính là cách đào tạo tốt nhất cho nguồn nhân lực của Tập đoàn. Những người sang đó học tập, công tác khi trở về nước có thể truyền lại những kinh nghiệm đó cho nhưng các bộ công nhân khác. Điều này, tạo ra một

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w