Đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ Điện (Trang 63 - 66)

- Hàng lưu kho

3.2.5 Đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh

Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, chất lợng cao, hợp thị hiếu, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ...Đồng thời nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên

vật liệu hoặc có khả năng sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế mới nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng tốc độ luân chuyển vốn lu động.

Vì vậy, để góp phần vào tăng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lu động Công ty cần mạnh dạn đầu t đổi mới, thay đổi công nghệ sản xuất, thay thế tài sản cố định cũ, lạc hậu bằng tài sản cố định mới hiện đại. Sự đầu t đổi mới kỹ thuật, công nghệ có thể làm cho tỷ trọng vốn cố định trên tổng vốn tăng, chi phí khấu hao tăng, giá thành tăng. Nhng nhờ có việc tăng năng suất của máy móc thiết bị dẫn đến tăng sản phẩm sản xuất trong kỳ, giảm các loại chi phí tổn thất. Kết quả cuối cùng sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm chất lợng cao, dẫn đến tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lu động nói riêng.

Mặc dù nhận thức rất rõ về những lợi ích của việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị mang lại nhng do có những khó khăn nhất định về tài chính mà tốc độ đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị trong những năm qua không đợc cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trờng, hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức thay thế tín dụng mới thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tạo vốn thì việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều quan trọng là cán bộ lãnh đạo trong Công ty có đủ mạnh dạn và nhiệt huyết để thực hiện hay không.

Một trong các biện pháp huy động vốn mà Công ty có thể áp dụng là sử dụng “chính sách thay thế tín dụng bằng thuê mua”. Thay thế tín dụng bằng thuê mua là việc Công ty tạo vốn bằng cách thuê trang bị, vật t công cụ và tài sản cố định khác sử dụng trong kinh doanh. Với hình thức này, Công ty đợc sử dụng vốn nh chính mình là ngời sở hữu với giá thuê định trớc trong hợp đồng. Sau thời hạn hợp đồng thuê mua, Công ty có quyền trả lại tài sản đã thuê hoặc mua với giá còn lại hoặc tiếp tục thuê với giá thấp hơn. Khi áp dụng hình thức này Công ty có những lợi thế sau:

- Trong điều kiện thị trờng vốn cha phát triển, thuê mua là hình thức dễ thực hiện.

- Thuê mua tài sản thờng chi phí sau khi trừ thuế nhỏ hơn là vay mua, vì thuế đánh vào giá trị thuê mua thấp hơn thuế đánh vào giá trị vay mua (nếu vay mua, thuế đánh vào cả khấu hao, tiền lãi và chi phí bảo dỡng).

- Việc thuê mua không cần có bảo lãnh nh khi vay mua và nó không làm tăng hệ số nợ của Công ty, làm cho Công ty có cơ hội tốt hơn để huy động các nguồn vốn khác khi cần thiết.

Bên cạnh đó hình thức thuê mua mặc dù tạo điều kiện cho Công ty giải quyết tốt khó khăn về vốn song Công ty thờng phải chịu giá thuê cao, gây khó khăn cho cạnh tranh về giá, mặt khác tổ chức hình thức này rất phức tạp và khi có sự cố vi phạm hợp đồng, Công ty có thể phá sản rất nhanh do bên cho thuê tín dụng đòi lại tài sản. Các tổ chức kinh doanh tín dụng thuê mua thờng có đợc lợi nhờ tín dụng cho thuê cao. Do đó Công ty cần lu ý một số vấn đề trong hợp đồng sau:

Giá thuê mua: Để có căn cứ xây dựng giá cả thuê mua, Công ty phải xác định đ- ợc giá trị tài sản thuê mua, doanh thu dự kiến, chi phí trên một đơn vị sản phẩm có sự tham gia của tài sản thuê mua.

Thời hạn thuê mua: Nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả thuê mua là thời hạn thê mua. Thông thờng nếu thời hạn thuê mua ngắn thì giá cao và ngợc lại.

Thời điểm tính giá thuê mua: Có hai thời điểm là thời điểm kí hợp đồng hoặc thời điểm thiết bị đã lắp đặt song.

Thông qua hình thức này ban lãnh đạo Công ty có thể tham khảo và quyết định nên chọn loại công nghệ nào để thuê. Việc chọn công nghệ để thuê phải là những công nghệ quan trọng trong trong dây truyền sản xuất quyết định đến chất lợng và tính đặc thù đối với sản phẩm của Công ty. Muốn vậy, Công ty phải lên kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ, tránh việc thuê một cách tràn lan và không có trọng điểm.

Công nghệ máy móc thiết bị đợc đổi mới, dây truyền sản xuất đợc cân đối lại sẽ rút ngắn đợc chu kì sản xuất. Mà độ dài chu kì sản xuất có ảnh hởng trực tiếp đến lợng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất,

đến tình hình luân chuyển vốn lu động và đến việc hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất theo hợp đồng đã kí kết.

Nói tóm lại, đây là một cơ hội tốt cho Công ty để Công ty cải thiện tình trạng công nghệ hiện nay, vững bớc vào một giai đoạn mới. Một giai đoạn của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Công ty trong nớc, giữa các nớc trong khu vực khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA vào năm 2006.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ Điện (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w